Review Trường VAS: Sự Thật Về Quảng Cáo và Chất Lượng Giáo Dục

Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) quảng bá chương trình quốc tế nhưng thực chất là trường tư thục dạy chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam? Liệu có sự “mập mờ” trong thông tin tuyển sinh?

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh, Trường TH, THCS, THPT Việt Úc được thành lập theo Quyết định số 3454/QĐ-UB ngày 12.8.2008 và hoạt động theo Giấy phép số 281-1/QĐ-GDĐT-TC ngày 10.03.2014. Chủ sở hữu nhà trường là ông Phạm Tấn Nghĩa, loại hình đào tạo là Trường THPT Tư Thục.

Theo cấp phép, tên đầy đủ của trường là “Trường TH, THCS, THPT Việt Úc” và được cấp phép đào tạo “Chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam. Dạy các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh của chương trình Cambridge”.

Tuy nhiên, tại địa chỉ https://www.vas.edu.vn/ – được cho là trang web chính thức của Trường TH, THCS, THPT Việt Úc – lại giới thiệu là “Trường Quốc tế Việt Úc (VAS)” và chương trình đào tạo của trường cũng được giới thiệu là: “Chương trình tích hợp quốc tế toàn phần Cambridge – Cambridge Academic Programme International – CAP International”.

Như vậy, từ một trường tư thục ngoài công lập của Việt Nam, giảng dạy chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT đã được quảng cáo thành “Trường Quốc tế Việt Úc (VAS)” và giảng dạy “Chương trình tích hợp quốc tế toàn phần Cambridge (Cambridge Academic Programme International – CAP International)”.

Ngoài ra, trên nhiều kênh thông tin, Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) còn được giới thiệu là Trường học quốc tế duy nhất tại TP. Hồ Chí Minh và Trường quốc tế lớn nhất TP. Hồ Chí Minh.

Học phí “khủng” của trường VAS

Cùng với việc quảng bá là trường Quốc tế Việt Úc (VAS), học phí của nhà trường cũng thuộc loại TOP đầu các trường phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh với tổng mức chi phí học lên đến trên 500 triệu đồng/năm học.

Cụ thể, theo thông tin công bố tại https://www.vas.edu.vn/, đối với học sinh từ lớp 9-10 có các mức chi phí như sau: Phí nhập học 12 triệu đồng; Phí đăng ký là 3 triệu đồng; Mức học phí dao động từ 359,2 – 498,6 triệu đồng; Tiền ăn là 35,9 triệu đồng; Sách giáo khoa, học cụ và chi phí khác là 8 triệu đồng; Lệ phí thi tiêu chuẩn quốc tế từ 20,8 – 24,9 triệu đồng; Áo thun, quần/váy, áo thể dục, quần thể dục, đồ bơi nam, đồ bơi nữ, balo, áo khoác mỗi món đồ có giá từ 156 – 330.000 đồng.

Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh vào cuộc

Theo Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh, đơn vị đã xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình hoạt động giáo dục các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố (trong đó bao gồm các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài), công tác triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Sở GD-ĐT thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

Trong trường hợp trường các cơ sở giáo dục có sai phạm về việc sử dụng tên không đúng theo quyết định cho phép thành lập và quyết định cho phép hoạt động giáo dục, thanh tra Sở sẽ xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 7 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực kể từ ngày 10.03.2021, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 127/2021/NĐ-CP.

Cụ thể, theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 7 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tổ chức quản lý cơ sở giáo dục như sau: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi Sử dụng tên hoặc đặt trụ sở không đúng địa điểm theo quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập.

Liên quan đến vấn đề này, nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập lập gắn mác “trường quốc tế” thật, giả, quảng cáo mập mờ về các chương trình đào tạo để chiêu sinh. Có thể kể đến một số cơ sở như: Trường TH, THCS, THPT Quốc tế Á Châu được cấp phép đào tạo Chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam nhưng quảng bá dạy chương trình giáo dục nước ngoài. Trường TH, THCS, THPT Mùa Xuân được cấp phép đào tạo Chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam nhưng quảng bá là Trường Phổ thông Song ngữ Quốc tế Wellspring Saigon và dạy chương trình nước ngoài. Trường TiH, THCS, THPT Nam Mỹ là trường tư thục của Việt Nam và được cấp phép là giảng dạy hoàn toàn theo chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam nhưng được đổi tên thành “Trường Quốc tế Nam Mỹ (UTS)” và có dạy chương trình quốc tế. Để hiểu rõ hơn về trường quốc tế Á Châu, bạn có thể tham khảo thêm review trường alfred nobel để có cái nhìn khách quan nhất.

Kết luận: Cần minh bạch thông tin

Qua những thông tin trên, có thể thấy Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) đang quảng bá thông tin có phần “mập mờ” so với giấy phép hoạt động. Phụ huynh cần cẩn trọng tìm hiểu kỹ thông tin, chương trình học, [Review Trường Vas] trước khi quyết định đăng ký cho con em mình theo học. Việc lựa chọn trường học phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai của con em, do đó cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Viết một bình luận