Xu hướng giáo dục và các hình thức học tập trực tuyến

  • 19/10/2019 | 00:01 GMT+7
  • 3.416 lượt xem

Bút danh Hong Dinh (Thu Hồng) đã quen thuộc với nhiều bạn qua trang FB và cuốn sách cùng tên "Học kiểu Mỹ tại nhà". Sau buổi học tập nghiệp vụ do ông Ray McNulty đến từ Trung tâm Quốc tế về Lãnh đạo trong Giáo dục, tác giả đã chia sẻ bài viết này.

Thu Hồng tin rằng những chia sẻ này hữu ích với mọi người ở Việt Nam, nhất là những người làm về giáo dục như những nhà hoạch định chính sách và đặc biệt là giáo viên cũng như phụ huynh. Cảm ơn Thu Hồng và giới thiệu với các bạn.

Thế giới VUCA

Thế giới chúng ta đang sống, theo tổng kết của những người làm ở thung lũng Silicon được gọi là VUCA - mang tính khó đoán định cao. VUCA là những chữ viết tắt của vulnerable (mong manh), uncertain (không chắc chắn), complex (phức tạp ), ambiguous (mơ hồ).

Thế giới này đòi hỏi mỗi chúng ta phải có khả năng thích nghi cao, chấp nhận thay đổi bất cứ khi nào, và khả năng đối chọi với những thay đổi nhanh chóng. Những gì chúng ta thấy ngày hôm nay sẽ trở thành những thay đổi chậm nhất trong tương lai.

Cái khó nhất của sự thay đổi không phải ở việc chấp nhận cái mới mà ở việc từ bỏ cái cũ. Thay đổi phải mang nghĩa chuyển hoá (transformation), nếu không sẽ chỉ là điện tử hoá quá khứ.

Trong thời đại VUCA thì thường xuất hiện 2 cách làm việc: cách mang tính chiến thuật (tactical performance), và cách mang tính thích nghi (adaptive performance). Cách thứ nhất tức là làm tốt hơn những gì chúng ta đang làm. Còn cách thứ hai là tìm cách kiến tạo ra tương lai khác biệt cho học sinh.
Thu Hồng và cuốn sách của mìnhThu Hồng và cuốn sách của mình
Chúng ta thường tự định nghĩa mình bằng/thông qua những gì chúng ta làm. Chính điều này làm ta bỏ lỡ những cơ hội đổi mới và cải tiến. Chúng ta nên tự định nghĩa mình bằng chính những gì chúng ta có thể cung cấp. Như câu chuyện về những người cắt khối đá lạnh, họ không phải là những người tạo ra nhà máy sản xuất đá lạnh và càng không phải là những người phát minh ra tủ lạnh.

Nhà giáo nói riêng và những người làm giáo dục nói chung cung cấp cơ hội học tập. Từ đó, cho các em học sinh cơ hội để khẳng định mình.

Trong thời đại VUCA thì liệu công nghệ có thống lĩnh hết thảy? Không! Vì :
- Có nhiều thứ công nghệ không thể làm thay con người, nhất là những gì liên quan đến cảm xúc. Như Facebook chẳng hạn, người máy không thể đọc hay lọc ra đâu là những bình luận mang tính phân biệt chủng tộc hay miệt thị. Do đó phần nội dung, Facebook vẫn cần con người làm content manager. Facebook chỉ cung cấp công nghệ để kết nối, nội dung là do chính người dùng làm ra và phát triển.
- Công nghệ chỉ giỏi về suy nghĩ, tư duy hội tụ, quy nạp
- Công nghệ không làm được hay tư duy đa chiều được

Quá trình học tập và quá trình giáo dục

Trong thời đại công nghệ hiện nay, khi mà thậm chí máy móc có thể can thiệp vào quá trình suy nghĩ của con người, học nhiều hơn không phải là giải pháp. Quá trình học tập không đơn giản là sự lĩnh hội những kỹ năng, mà phải đào sâu trong lĩnh vực người học yêu thích.
Xu hướng chuyển dịch của hoạt động họcXu hướng chuyển dịch của hoạt động học
Điều này thấy rõ trong xu hướng dịch chuyển của các yếu tố của khung tương quan về sự liên đới và độ khó của hoạt động học (xem hình minh họa). Nếu trong thế kỷ 20, những hoạt động học trong khung C (đồng hóa) và A (tiếp nhận) là chủ yếu, thì sang thế kỷ 21, những hoạt động hay bài tập dạng ứng dụng (khung B) và thích nghi (khung D) chiếm đa số. Như toán học chẳng hạn, giờ đây không còn là lối học công thức gò bó đơn điệu, chỉ biết kết quả đơn thuần mà các em phải biết ứng dụng vào thực tiễn và biến đổi, chuyển hoá những gì học được trong những tình huống thực tiễn khác nhau.

John Dewey đã nói: "Giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống. Giáo dục chính là cuộc sống."
John Dewey và quan niệm về giáo dụcJohn Dewey và quan niệm về giáo dục
Quá trình giáo dục không nên là sự truyền bá kiến thức mà nên biến mỗi học sinh (student) thành người học (learner), và người tự học (self-help learner). Như xu thế trong kinh tế tiêu dùng hiện nay, rất nhiều những cửa hàng đã có quầy tự tính tiền (self checkout). Cảm giác hạnh phúc khi mình tự làm, tự tính tiền, không phải xếp hàng, không phải phụ thuộc vào ai, chủ động theo tốc độ riêng mình, mình quyết định và làm chủ tình thế. Người học và tự học cũng vậy. Và nhất là khi tự học, sẽ có khả năng truyền bá cái mình học học cho người khác, không quên được, lại hứng thú hơn.

Đặc điểm của thế hệ Z

Học sinh ngày nay thuộc thế hệ Z. Thế hệ Z có 4 đặc điểm sau:
1. Có cảm giác FOMO (fear of missing out), lúc nào cũng sợ mình bị lỡ mất những xu hướng mới nhất. Như bạn Andrew nhà mình và những bạn học của Andrew đang mốt chơi game Fortnight và Minecraft. Hỏi ai hầu như ai cũng chơi hết, từ bạn học ở lớp đến bạn hàng xóm, bạn chơi ngoài trường.
2. Xây dựng danh tính bản thân trên mạng: qua mạng xã hội, các em thế hệ Z cho mọi người thấy mình là ai, cách các em dùng mạng xã hội nói lên tính cách con người của các em, khác với những thế hệ trước không quá phụ thuộc vào mạng xã hội hay chỉ dùng mạng xã hội như công cụ giao tiếp. Chính vì đặc điểm này mà đã ra đời nhiều nghề nghiệp mới trong thời đại CNTT như những người chuyên làm video trên YouTube (YouTuber) hoặc live stream (streamer )...
3. Có tâm lý "Mình sẽ tồn tại". Chính vì có cảm giác FOMO và được sự trợ giúp của CNTT mà các em luôn tin rằng mình sẽ ổn, sẽ có cách để tồn tại.
4. Các em có một tương lai tươi sáng.
Một hình ảnh về thế hệ ZMột hình ảnh về thế hệ Z

Sự thay đổi việc học và các hình thức học tập trực tuyến

Từ những điểm trên, có thể thấy việc học của các em giờ đã thay đổi hoàn toàn:
1. Người học muốn học từ nhiều công cụ và thiết bị khác nhau.
2. Người học thờ ơ với sách in và học tập từ điện thoại thông minh.
3. Người học học bằng nhiều cách và thường chỉ học khi cần.
4. Người học ưa thích học theo tốc độ riêng của mình. Chính vì thế mà các công cụ tìm kiếm (search engines) trở nên cực kỳ phổ biến.
5. Người học muốn thông tin có chất lượng, nhưng đồng thời cũng coi trọng tốc độ và sự thuận tiện.
6. Người học tự tối ưu hóa các mục tiêu phát triển trong việc học của mình.

Có thể nói trình tự các hình thức học tập phát triển và thay đổi qua thời gian như sau: 
Dạy tập thể lớp -> Dạy phân hoá -> Cá nhân hoá -> Dạy riêng từng người -> Dạy chính xác theo nhu cầu.
(Whole group instruction -> Differentiated instruction -> Personalized learning -> Personal learning -> precision learning)

Nếu sắp xếp theo mô hình kim tự tháp, nhất là tương quan tỷ lệ người dạy - người học thì thứ tự các hình thức học tập trực tuyến từ trên xuống dưới sẽ là:
Tháp các hình thức học tập trực tuyếnTháp các hình thức học tập trực tuyến

* 1-1: tức 1 thày 1 trò (thầy ở đây ngoài thiết bị điện tử ra còn là vai trò của người tạo ra chương trình học, giao bài.. cho học sinh đó, thiết bị chỉ là công cụ). Đây là tỉ lệ lý tưởng mà nhiều trường học tại Mỹ hiện nay đang hướng tới. Trừ các trường hoàn toàn theo mô hình STEM hay STEAM đã đạt được tỉ lệ 1:1, còn lại nhiều trường tại Mỹ, trong đó có trường mình dạy, vẫn đang phấn đấu để có tỉ lệ lý tưởng này.)
* 1: Many: một người dạy - nhiều người học, như dạng lớp hay trường học online phổ biến hiện nay, qua các nền tảng trực tuyến khác nhau như Blackboard, McGraw Hill Connect, Pearson College, Sakai, Lore, Udemy…; Thu Hồng sẽ có bài riêng về những nền tảng học trực tuyến/online learning platforms tốt nhất năm 2019)
* Many-many: nhiều người dạy - nhiều người học, như dạng các khoá học online miễn phí kiểu MOOC.
* Self - help: tự học qua mạng, tự tìm chương trinh, không cần người dạy.

Thu Hồng

Chú thích: Theo Ereka.vn Chúng ta quen với cách gọi thế hệ 7X, 8X, 9X nhưng trên thế giới còn có cách gọi các thế hệ được chia theo các khung thời gian năm sinh:
+ Thế hệ Im Lặng (được sinh ra trong khoảng 1925 đến 1945) phản ứng lại cuộc Đại khủng hoảng kinh tế và Thế chiến thứ hai bằng cách chăm chỉ làm việc và giữ im lặng trước những cuộc phản kháng hay quan điểm chính trị của các thế hệ trước.
+ Thế hệ Bùng Nổ Dân Số (1946 -1964): lớn lên trong một thế giới đầy những thành phố đang phát triển và gia đình đông con, họ tin rằng chỉ cần chăm chỉ làm việc thì sẽ có cuộc sống tốt hơn. Nhưng họ vất vả nhiều mà hưởng chẳng bao nhiêu, chủ yếu là lo cái ăn cái mặc và mong con cái học hành đỗ đạt để có thể đổi đời.
+ Thế hế X: (từ 1965 đến đầu thập niên 80) được trải nghiệm bước đầu về máy tính cá nhân, cáp truyền hình và internet. Họ được đánh giá là nhóm có học thức và hướng tới công việc ổn định, họ làm việc và tích lũy để tới lúc nghỉ hưu được an hưởng tuổi già.
+ Thế hệ Y: những bạn trẻ ra đời cuối những năm 80 và đầu những năm 90, thế hệ chịu tác động trực tiếp của sự phát triển công nghệ. Mọi thứ đều nhanh gọn lẹ, có tiện có lợi nhưng cũng có hậu quả: thế hệ này muốn được mọi thứ ngay lập tức, thiếu kiên nhẫn và dễ dao động.
+ Thế hệ Z: những ai sinh từ những năm cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21: thiết bị thông minh, mạng xã hội, công nghệ cao, sống nhanh sống ảo, chịu nhiều áp lực cạnh tranh về vật chất và danh vọng. Nhiều em được gia đình bao bọc quá mức nên thiếu kỹ năng sống và lệch lạc trong hành xử. Thế hệ này học nhiều, học miết nhưng phần lớn là học giùm kỳ vọng của mẹ, của cha.
Những ai sinh từ năm 2010 trở đi sẽ thuộc thế hệ Alpha, rồi Beta...

BigSchool: Tuy nhiên về phân chia các thế hệ theo năm sinh cũng có những cách phân chia chưa thống nhất. Chẳng hạn các bạn có thể cách phân chia ở Nga như hình dưới đây.
Phân chia các thế hệ ở Nga theo trục năm sinhPhân chia các thế hệ ở Nga theo trục năm sinh

 

Ý kiến bạn đọc:

Bạn hãy Đăng nhập để gửi ý kiến của mình.

Đề thi mới nhất

Toán học & kết nối tuần 3

Môn Toán học - Lớp 8

Tống Phước Hiển

149 lượt thi

Toán học & kết nối tuần 3

Môn Toán học - Lớp 9

Tống Phước Hiển

108 lượt thi

Toán học & kết nối tuần 3

Môn Toán học - Lớp 6

Tống Phước Hiển

129 lượt thi

Toán học & kết nối tuần 3

Môn Toán học - Lớp 7

Tống Phước Hiển

113 lượt thi

Bài kiểm tra cuối kì II (Cuối năm)

Môn Toán học - Lớp 5

xtoan78

83 lượt thi

Xem thêm

Bài giảng mới nhất

Ghi số tự nhiên

Ghi số tự nhiên

Nguyễn Sáng

Toán học - Lớp 6

Xem thêm