Thời điểm học sinh tới trường và quy định đảm bảo an toàn phòng chống dịch CoVid - 19

  • 19/10/2021 | 17:11 GMT+7
  • 4.789 lượt xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có công văn số 4726/BGDĐT-GDTC gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục với ý kiến thống nhất của Bộ Y tế. Hà Nội đã dự thảo các phương án về việc này.

Theo đó, Bộ GDĐT đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục; ưu tiên tiêm đủ liều vắc-xin cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phục vụ. Đối với các trường học đang được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung, phục vụ công tác phòng, chống dịch,…cần nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh đi học trực tiếp trở lại; chỉ đạo các sở GDĐT rà soát tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên của các trường sau ảnh hưởng của dịch bệnh; bổ sung cơ sở vật chất theo yêu cầu an toàn trường học trong tình hình mới.

Căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường/xã, cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn, theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì cho học sinh trở lại trường học tập; chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo quy định.

Trong đó, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao): tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp; với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): căn cứ vào thực tế tình hình và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học...; với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp; phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, học qua truyền hình; có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.

UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định về an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ở những địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 và cấp độ 4, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến tùy theo phương án cụ thể của nhà trường được UBND cấp tỉnh chấp thuận.

Chỉ đạo ngành Giáo dục phối hợp với ngành Y tế tổ chức tiêm vắc-xin phòng dịch cho người học theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14/10/2021); triển khai thật tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh; phối hợp chặt chẽ với gia đình theo dõi, quản lý sức khỏe của người học để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời (theo hướng dẫn tại Công văn số 1398/BGDĐT-GDTC ngày 23/4/2020 của Bộ GDĐT và Công văn số 1244/BYT-MT ngày 13/3/2020 của Bộ Y tế); giao cho các cơ sở y tế địa phương phối hợp với các cơ sở giáo dục để lên các phương án phòng dịch và xử lý các tình huống phát sinh một cách kịp thời và hiệu quả.

Công văn kèm theo 2 phụ lục hướng dẫn cụ thể. Phụ lục 1 Quy định về đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; phụ lục này đưa ra các yêu cầu đối với cơ sở giáo dục trước khi đến trường, khi học sinh đến trường, khi học sinh kết thúc buổi học.

Phụ lục 1Phụ lục 1

Phụ lục 2 Quy định về an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm. 

Phụ lục 2Phụ lục 2

Tin thêm về các phương án dự thảo của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc cho học sinh tới trường (VOV2):

Chiều 19/10, trao đổi với phóng viên VOV2 (Đài TNVN), ông Phạm Xuân Tiến (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội) khẳng định, 4 phương án cho học sinh Hà Nội đi học trở lại được báo chí và một số mạng xã hội đăng tải chỉ là bản dự thảo và chưa phải là đề xuất nhận được sự thống nhất. Do vậy, thông tin 4 phương án cho học sinh thành phố Hà Nội đi học trở lại không phải là đề xuất chính thức. 

Ông Phạm Xuân Tiến cũng khẳng định, Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn đang nghiên cứu xây dựng các phương án và khi nào lãnh đạo thành phố Hà Nội có chủ trương thì Sở GD-ĐT sẽ trình các phương án cụ thể trên cơ sở đánh giá mức độ dịch của từng xã, phường.

Trước đó, báo chí đã đăng tải thông tin Sở GD-ĐT trình UBND Thành phố 4 phương án để xem xét, phê duyệt cho học sinh một số khối lớp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn Thành phố trở lại trường học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19.

Phương án 1:

Đối với 18 huyện và thị xã học sinh học tại trường: Gồm toàn bộ học sinh của các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Đối với 12 quận học sinh học tại trường: gồm học sinh học các khối lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10, 11, lớp 12 của các trường tiểu học, THCS, THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên.

Học sinh các khối lớp: 1, 2, 3, 4, 7, 8 (địa bàn 12 quận) vẫn tiếp tục học trực tuyến tại nhà.

Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động giảng dạy.

Riêng đối với trẻ mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà. Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/10/2021 (thứ Hai).

Phương án 2:

Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất, học sinh các khối lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10, lớp 11, lớp 12 của các trường tiểu học, THCS, THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên toàn thành phố học tập trung tại trường.

Đối với các khối lớp 1, 2, 3, 4, 7, 8 tiếp tục học trực tuyến. Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ tại nhà.

Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động

Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/10/2021 (thứ Hai).

Phương án 3:

Sở GD-ĐT đề xuất, toàn bộ học sinh của các cấp học tiểu học, THCS, THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn thành phố học tập trung tại trường.

Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động.

Tuy nhiên, đối với trẻ mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà.

Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/10/2021 (thứ Hai).

Phương án 4:

Sở GD-ĐT đề xuất, tất cả học sinh các cấp học của toàn thành phố gồm mầm non, tiểu học, THCS, THPT và và trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên trên địa bàn sẽ bắt đầu đi học từ học kỳ 2 năm học 2021-2022.

Các trường có vốn đầu tư nước ngoài; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động.

Thời gian thực hiện: Từ ngày 17/1/2022.

Tình hình các tỉnh thành (tính đến ngày 25/9/2021)

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tính đến ngày 28/9, có 25 tỉnh, thành đã cho phép 100% học sinh các cấp đến trường, 13 tỉnh thành kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến, 25 tỉnh thành cho học sinh học trực tuyến, học qua truyền hình.

- 25 tỉnh thành cho 100% học sinh đến trường học trực tiếp là những địa phương thuộc "vùng xanh" gồm: Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Điện Biên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Bắc Ninh.

- 13 tỉnh, thành đang áp dụng cả hình thức dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến và qua truyền hình gồm: Lạng Sơn, Sơn La, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau. Đây là những địa phương thực hiện phương án cho học sinh ở "vùng xanh" đi học tại trường, những học sinh ở vùng chưa an toàn tiếp tục học trực tuyến, qua truyền hình.

- 25 tỉnh, thành hiện vẫn cho học sinh các cấp học trực tuyến, học qua truyền hình gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Phú Yên, Đắk Nông, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Nội, Hưng Yên và Hà Nam.

Riêng tỉnh Hà Nam, sau một thời gian học trực tiếp, do trên địa bàn tỉnh có ca mắc COVID-19 nên địa phương này đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến.

Ý kiến bạn đọc:

Bạn hãy Đăng nhập để gửi ý kiến của mình.

Đề thi mới nhất

Toán học & kết nối tuần 3

Môn Toán học - Lớp 8

Tống Phước Hiển

149 lượt thi

Toán học & kết nối tuần 3

Môn Toán học - Lớp 9

Tống Phước Hiển

108 lượt thi

Toán học & kết nối tuần 3

Môn Toán học - Lớp 6

Tống Phước Hiển

129 lượt thi

Toán học & kết nối tuần 3

Môn Toán học - Lớp 7

Tống Phước Hiển

113 lượt thi

Bài kiểm tra cuối kì II (Cuối năm)

Môn Toán học - Lớp 5

xtoan78

83 lượt thi

Xem thêm

Bài giảng mới nhất

Ghi số tự nhiên

Ghi số tự nhiên

Nguyễn Sáng

Toán học - Lớp 6

Xem thêm