Nhìn chuyện nay nhớ chuyện cũ khi triển khai chương trình tiểu học 2000

  • 05/10/2020 | 22:41 GMT+7
  • 6.567 lượt xem

Thời gian qua, dư luận xã hội cùng các cơ quan truyền thông đang nóng lên bởi những phản ánh về sự khó khăn của giáo viên, phụ huynh khi học sinh, con em học chương trình lớp 1 mới, đặc biệt là với môn Tiếng Việt. Một số tác giả sách giáo khoa đã lên tiếng.

Có tác giả sách giáo khoa cho rằng do giáo viên không chịu đổi mới phương pháp nên mới cảm thấy chương trình nặng. Tuy nhiên ý kiến này cũng vấp phải sự không đồng tình của nhiều giáo viên và phụ huynh. Thậm chí có giáo viên, phụ huynh đề nghị tác giả thử xuống dạy một tuần xem sao. Cũng đã có ý kiến của hiệu trưởng, lãnh đạo Sở GD&ĐT sau khi theo dõi tình hình dạy và học chương trình lớp 1 cho rằng chương trình mới đúng là đang làm khó giáo viên. Lại có ý kiến của tác giả sách giáo khoa cho rằng chương trình nặng là do sự chỉ đạo chưa phù hợp...

Trước tình hình đó, Bộ GD&ĐT đã ra công văn 3977/BGDĐT - GGDTH vào chiều ngày 5 tháng 10 năm 2020 yêu cầu các Sở GD&ĐT tăng cường sự chỉ đạo việc triển khai chương trình lớp 1 mới và phán ánh kịp thời về Vụ Giáo dục Tiểu học những ý kiến của nhà trường, giáo viên, phụ huynh.

Để giải quyết những vướng mắc từ các phía, theo chúng tôi điều quan trọng lúc này không phải là truy lỗi thuộc về ai, trong khi các lớp 1 vẫn đang tiến hành dạy và học. Cần hơn hết lúc này là đưa ra các giải pháp mà có khi những giải pháp đó chúng ta đã từng thực hiện rồi nhưng vì cứ nghĩ đến "đổi mới" mà quên mất.

Giữa lúc này, may sao chúng tôi đọc được bài viết tối nay (ngày 5/10/2020) của nhà giáo Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TP. HCM. Bài viết không bình luận gì về chương trình hay sách giáo khoa lớp 1 mới mà chỉ kể lại chuyện cũ. Nhưng như ông cha ta vẫn nói "Ôn cựu, tri tân". Biết đâu việc nhìn lại chuyện cũ lại nhận ra một giải pháp cho chuyện hôm nay. 

Xin cảm ơn Thầy Lê Ngọc Điệp và trân trọng giới thiệu với các bạn bài viết:

CHUYỆN CŨ: LỚP 1 CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC 2000

Tôi không định viết về chương trình và sách giáo khoa mới. Lãnh đạo giáo dục các cấp và các nhà soạn viết sách đã giải thích cũng đầy đủ rồi. Nhưng giáo viên mà tôi gặp than thở, phụ huynh cũng lo lắng. Các phương tiện truyền thông đăng tải nhiều bài viết rất hoang mang về lớp 1 mới, phụ huynh trên mạng xã hội thì than thở. Nhiều người lớn tuổi hoài niệm thời lớp đồng ấu, lớp 5 (lớp 1 nay) sao mà nhẹ nhàng, vui vẻ thế. Nên xin nêu một vài chuyện cũ khi triển khai dạy lớp 1 chương trình 2000. Cũng cố gắng và cũng mong đọc chơi cho vui thôi.
Thầy Lê Ngọc Điệp ở trường Trung học Sư phạm TP. HCMThầy Lê Ngọc Điệp ở trường Trung học Sư phạm TP. HCM
Chương trình đổi mới giáo dục gọi vắn tất là chương trình 2000, đã được chuẩn bị từ năm 1992. Lúc đó tôi dạy ở trường Trung học Sư phạm TP. HCM, là Trưởng bộ môn "Tiếng Việt & Phương pháp giảng dạy" được mời tham dự Hội Thảo do Viện Khoa học Giáo dục tổ chức nhằm đánh giá toàn bộ chương trình Cải cách giáo dục 1980 và chuẩn bị cho chương trình mới (sau này tôi có tham gia biên soạn sách Tiếng Việt lớp 3 và là tác giả đầu tiên của các tỉnh phía nam tính vào thời điểm đó).

Tôi được chuyển công tác qua phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT. Công việc đổi mới vẫn tiến hành. Vào năm 2000 khi sách giáo khoa lớp 1 hoàn thành, Bộ GD&ĐT cho thực nghiệm ở 10 tỉnh thành. Mỗi nơi chọn 1 số trường. TP. HCM cũng chỉ được 1 số trường tham gia, trong đó có trường Thực Hành Trung học Sư Phạm. Các Thầy cô được các tác giả sách giáo khoa dự giờ rất thích và khen ngợi. Anh Nguyễn Minh Thuyết là chủ biên khen cô Nguyệt Thu (hiện nay là Phó HT trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm Q1) có phong cách sư phạm, giọng đọc truyền cảm, tổ chức lớp học giao tiếp thân thiện.
Phòng Giáo dục Tiểu học xin phép Ban Giám đốc được thực nghiệm thêm cho tất cả 24 Quận/Huyện (những trường tiểu học ngoài kế hoạch của Bộ GD&ĐT thì Sở GD&ĐT sẽ trực tiếp theo dõi, quản lý). Trường dạy thực nghiệm phải mở ra cho giáo viên các trường khác dự giờ, làm quen với sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy mới. Phương pháp hoạt động giao tiếp, giáo viên phải tổ chức lớp cho học sinh được hoạt động linh hoạt thay hình thức "thầy cô giảng trò nghe và ghi chép". Thời đó, phương pháp mới cũng làm cho giáo viên rất lo lắng, vất vả và rất mệt mỏi. Cũng than thở!
Tác giả bài viết tham gia viết sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3Tác giả bài viết tham gia viết sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
Khi triển khai dạy đại trà, dù giáo viên lớp 1 đều đã làm quen, đã được tập huấn do giáo viên cốt cán hướng dẫn trong mùa hè. Vào năm học cũng chuẩn bị chu đáo mà dư luận, truyền thông báo chí vẫn kêu là chương trình quá nặng, quá tải .

Phòng Giáo dục Tiểu học đề nghị chuyên viên các Phòng GD&ĐT và Hiệu phó chuyên môn không gây áp lực cho giáo viên, không dự giờ và phê phán mà chỉ cùng nhau rút kinh nghiệm và bàn bạc những giải pháp, phương pháp cho nhẹ nhàng , linh hoạt , vẫn đảm bảo yêu cầu về kiến thức , kỹ năng của chương trình. Tập hợp ý kiến gửi về phòng Giáo dục Tiểu học để nghiên cứu, tìm cách dạy tốt và đề xuất với Ban Gíam đốc cách dạy cho hiệu quả. Bộ GD&ĐT đã đi thăm các trường tiểu học của TP. HCM về việc dạy chương trình mới do Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai làm Trưởng Đoàn.
Ảnh tư liệu của tác giả bài viếtẢnh tư liệu của tác giả bài viết
Phòng Giáo dục Tiểu học đề nghị các trường đăng ký tiết dạy mà giáo viên cho là đã chuẩn bị tốt nhất. Tổ chức cho giáo viên dự giờ lẫn nhau, hiệu phó phụ trách chuyên môn tham dự, động viên cùng bàn bạc trao đổi để rút ra phương pháp dạy chi hiệu quả. Ban Giám hiệu không đánh giá, không phê phán giáo viên, phải cùng nhau chia sẻ khó khăn và tìm cách giải quyết.

Từ đó , các phòng GD&ĐT của quận/huyện chọn giáo viên tiêu biểu tham dự tiết dạy tốt của phòng và của cụm gồm nhiều quận/huyện. Tiến đến thành phố đi dự giờ chọn giáo viên dạy giỏi báo cáo cho toàn thể giáo viên đang dạy lớp 1 yên tâm để dạy tốt.
Bài báo về phong trào "chọn lựa giáo viên có phương pháp giảng dạy chương trình tiểu học mới tốt nhất"Bài báo về phong trào "chọn lựa giáo viên có phương pháp giảng dạy chương trình tiểu học mới tốt nhất"
Học sinh dần ổn định. Phụ huynh cũng yên tâm về chương trình mới. Đây là nổ lực của toàn bộ thầy cô và các cấp quản lý, chuyên viên và giáo viên cốt cán luôn bên cạnh để cùng giúp nhau, cùng tháo gỡ cho việc học của học sinh lớp 1 vui hơn và nhẹ nhàng hơn.

Đã gần 18 năm trôi qua. Hôm nay, đổi mới, khó khăn cũng sẽ khác, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, thiết bị và cách tiếp cận, bồi dưỡng cũng khác. Tôi vẫn mong mỏi Giáo dục Tiểu học sẽ có nhiều cách, đưa ra nhiều biện pháp để giúp giáo viên giảng dạy hiệu quả hơn, nhẹ nhàng hơn và học sinh tiếp thu dễ dàng hiệu quả hơn.

VẠN SỰ KHƠI ĐẦU NAN, không có cái mới nào mà không trải qua những khó khăn. Xin cùng nhau bình tĩnh, cùng nhau cố gắng, chung tay nhau để dạy tốt, để phụ huynh và xã hội yên tâm, tin tưởng vào giáo dục .

GIÁO DỤC TIỂU HỌC LUÔN LÀ NIỀM TIN CỦA GIA ĐÌNH & XÃ HỘI.

LÊ NGỌC ĐIỆP
(Nguyên Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TP. HCM)

Ý kiến bạn đọc:

Bạn hãy Đăng nhập để gửi ý kiến của mình.

Đề thi mới nhất

Toán học & kết nối tuần 3

Môn Toán học - Lớp 8

Tống Phước Hiển

149 lượt thi

Toán học & kết nối tuần 3

Môn Toán học - Lớp 9

Tống Phước Hiển

108 lượt thi

Toán học & kết nối tuần 3

Môn Toán học - Lớp 6

Tống Phước Hiển

129 lượt thi

Toán học & kết nối tuần 3

Môn Toán học - Lớp 7

Tống Phước Hiển

113 lượt thi

Bài kiểm tra cuối kì II (Cuối năm)

Môn Toán học - Lớp 5

xtoan78

83 lượt thi

Xem thêm

Bài giảng mới nhất

Ghi số tự nhiên

Ghi số tự nhiên

Nguyễn Sáng

Toán học - Lớp 6

Xem thêm