Nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn và 50 năm ca khúc "Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn"

  • 30/01/2018 | 02:28 GMT+7
  • 2.965 lượt xem

Ca khúc đã vang lên biết bao lần trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam thời ấy cho đến mãi bây giờ và mai sau, tác phẩm đã trở thành một trong những bài ca cách mạng đi cùng năm tháng.

Nhân kỷ niệm 50 năm sự kiện Xuân Mậu Thân và cũng là kỷ niệm từng ấy năm ca khúc ra đời, xin chia sẻ với các bạn ca khúc này, cũng là nén hương tưởng nhớ tới nhà thơ Lê Anh Xuân - người đã tạc nên "Dáng đứng Việt Nam" - nhà thơ đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.

Nhà thơ - Liệt sỹ Lê Anh XuânNhà thơ - Liệt sỹ Lê Anh Xuân

Nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn và ca khúc "Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn"

Từ chiến tranh đến hoà bình, từ "Qua sông", "Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn", đến "Bài ca không quên", "Dấu chân phía trước", "Mùa xuân", "Thành phố tình yêu và nỗi nhớ"..., rất nhiều ca khúc của ông đã đi vào lòng người. Phạm Minh Tuấn hồn nhiên, lãng mạn, đầy khát vọng yêu thương mà sâu sắc, thấm đượm trong ca từ lẫn âm nhạc. Ca khúc của ông mang đậm tình đất và người phương Nam. Nhưng cả dáng vẻ hiền hậu, cởi mở rất Nam Bộ ấy lại gốc miền Bắc - Nam Định, sinh ra và có một tuổi ấu thơ vất vả, tha hương tận vùng đất chùa tháp - Campuchia.

Năm 1960, nhạc sỹ đã theo đoàn vào miền Nam. Cuộc hành trình vất vả hàng tháng trời hành quân bí mật trong rừng đất lạ. Ôngtham gia hoạt động trong đoàn văn công giải phóng. Từ công việc tải lương, đào giếng, đều tham gia hào hứng.
 
Cảm xúc sáng tác được ghi lại từ chính cuộc sống thường nhật, những đêm hành quân dài và cả khi những trận sốt rét hành hạ. Cảm xúc chân thành ấy cất lên thành âm thanh, lời ca và quay lại phục vụ bè bạn. Đó là niềm vui, ý nghĩa lớn mà cuộc sống ấy ban tặng. Thời gian này xuất hiện bí danh Phạm Minh Tuấn, cũng là bút danh sáng tác mãi sau này của ông.

Hình ảnh nữ tự vệ Sài GònHình ảnh nữ tự vệ Sài Gòn
"Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn" là cảm xúc sau trận đánh Mậu Thân 1968. Những cô gái hồn nhiên đến với kháng chiến, không nề hy sinh gian khổ vẫn yêu đời, hát ca là cảm hứng sáng tác bài hát này. Phần lời bài hát được giao cho nhà thơ Lê Anh Xuân sáng tác, nhưng nhà thơ hy sinh trước khi hoàn thành, nên nhạc sĩ thực hiện phần còn lại.

Nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn có tên khai sinh là Phạm Văn Thành, sinh ngày 23/5/1942 tại Phnôm Pênh, Campuchia, nguyên quán tại xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Thập niên 1930, cha mẹ ông lưu lạc sang Campuchia làm ăn và anh em ông được sinh ra tại đó.

Ông làm công tác giảng dạy âm nhạc và từng giữ các chức vụ Phó Giám đốc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh (1976 - 1996), Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (1996 - 2004), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa IV, Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa V (1989 - 2000).
Nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn đã nhận được nhiều giải thưởng:Huân chương Lao động hạng Nhất, Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965), Giải âm nhạc trong phim Bài ca không quên, vở kịch Ngôi sao biển, Giải thưởng Hội nhạc sĩ Việt Nam (1993, 1995, 1996), Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2001).

Cảm ơn nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn và chúc nhạc sỹ khoẻ mạnh để tiếp tục sinh ra những đứa con tinh thần cho dân tộc.

Nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn hiện đang ở TP HCMNhạc sỹ Phạm Minh Tuấn hiện đang ở TP HCM

Nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn và 50 năm ca khúc "Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn"

Bản nhạc "Bài ca nữ tự vệ Sài Gòn"Bản nhạc "Bài ca nữ tự vệ Sài Gòn"

Xin mời các bạn thưởng thức ca khúc "Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn" chương trình "Chúng tôi là chiến sỹ" của Đài Truyền hình Việt Nam. Xin cảm phục những người phụ nữ Việt Nam đã dũng cảm đánh giặc góp nhiều chiến công trong lịch sử dân tộc.

Nguồn: Từ bài viết của Nguyễn Thị Minh Châu và các tư liệu trên Internet.

Ý kiến bạn đọc:

Bạn hãy Đăng nhập để gửi ý kiến của mình.