Vợ chồng anh Vũ, chị Huyền ngồi bên nhau, tay nắm tay thật tình cảm. Thật khó có thể tin rằng chưa đầy một năm trước đây, mái ấm nhỏ bé của anh chị xây đắp suốt 12 năm, đã đứng trước vực thẳm đổ vỡ vì một căn bệnh khá phổ biến.
Đó là căn bệnh "suy sụp lâm sàng" với những biểu hiện tâm lý khó hiểu đối với cả người mắc bệnh và những người xung quanh. Vấn đề người viết muốn nói đến ở đây là vai trò của người chồng (hoặc vợ) trong việc giúp người bạn đời thoát khỏi chứng bệnh tâm lý này.
Anh Vũ kể lại: "Một buổi sáng, tôi bước vào bếp và thấy vợ tôi đang ngồi bệt trên sàn nhà trong bộ áo choàng tắm và nước mắt dâng trào. Khi tôi hỏi tại sao thì vợ tôi nói rằng cô ấy thực sự không biết có chuyện gì nữa."
Không hiểu sao nước mắt cứ rơi...
Cuộc sống của họ vẫn diễn ra tốt đẹp. Họ không hề có một khó khăn hay phiền não gì về mặt tài chính cũng như con cái. Chị Huyền cũng biết rằng chẳng có gì đáng phải khóc cả nhưng không hiểu sao nước mắt chị vẫn cứ rơi vào mỗi sáng sớm. Cuối cùng, anh Vũ đã yêu cầu vợ mình đến gặp bác sĩ tâm lý.
Sau vài lần khám bệnh, bác sĩ chuẩn đoán rằng chị Huyền đang phải gánh chịu sự rối loạn và suy nhược thần kinh. Ông giải thích rằng, trong cơ thể, huyết thanh của chúng ta cần được duy trì ở mức độ ổn định để đạt trạng thái bình thường. Nhưng cơ quan cảm nhận trong não bộ của chị Huyền đang chặn dòng chảy của huyết thanh tới những vùng nhất định. Khi bác sĩ khuyên chị Huyền nên thử một loại thuốc chống suy nhược nhằm kích thích sự thu hút một lượng huyết thanh nhất định thì chị khăng khăng từ chối.
Chị Huyền rời phòng khám trong tâm trạng rối bời. Anh chị đều rất tin rằng ở hiền sẽ gặp lành. Nhưng quả thực chị đã không chắc chắn về nguyên do căn bệnh của mình nên ngày càng trở nên mất phương hướng.
Suốt vài tháng tiếp theo, chị Huyền vẫn cố gắng chôn giấu bí mật về sức khỏe tinh thần của mình. Tuy nhiên nỗi khổ đau của chị quá lớn đến nỗi không thể che giấu được. Bọn trẻ sợ hãi và bắt đầu hỏi điều gì đã xảy ra với mẹ của chúng.
Trẻ trong nhà sợ hãi
Trong lúc đó, anh Vũ thừa nhận mình bắt đầu cảm thấy chán nản. Anh liên tục hỏi chuyện gì đã xảy ra, nhưng chị Huyền chưa bao giờ trả lời cả. Anh Vũ thực sự tức giận bản thân vì cảm thấy vô dụng với nỗi đau buồn vô lý của vợ mình.
Đôi vợ chồng trẻ ngày càng xa cách nhau hơn mà chị không thể nào níu giữ cũng như giải thích lý do. Cho dù cố gắng tìm đến cửa Phật trong suốt khoảng thời gian đó, nhưng chị Huyền thú nhận rằng hầu như bản thân không thanh thản hơn chút nào. Chị cảm thấy mình không chỉ mất đi tinh thần mà còn mất đi cả gia đình nữa. Và thậm chí giờ đây cả số phận cũng bỏ rơi chị.
Hàng năm ở Mỹ, cứ 10 người ở độ tuổi trưởng thành lại có 1 người phải hứng chịu căn bệnh rối loạn tâm thần lâm sàng. Thông thường nguy cơ phụ nữ phải đối mặt với những loại bệnh này gấp hai lần đàn ông.
Đối với một số người, thuật ngữ bệnh tâm thần và liệu pháp vẫn còn khơi dậy hình ảnh về những bệnh nhân trong chiếc áo bó hay những nhân vật rối loạn thần kinh trong phim với nỗi ám ảnh sợ hãi những gì xung quanh họ. Thực tế, bệnh này không đến mức đáng sợ hãi như vậy. Với sự giúp đỡ của người thân, người bệnh có thể thoát khỏi căn bệnh trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nó vẫn có thể làm suy nhược và tàn phá những bệnh nhân mắc phải nếu không được điều trị kịp thời.
Một vài dấu hiệu chính của chứng suy sụp lâm sàng là:
- Luôn cảm thấy buồn bã hàng ngày.
- Không còn hứng thú với những hoạt động mình yêu thích trước đây nữa.
- Bồn chồn, lo lắng hoặc hay cáu kỉnh.
- Nhớ và hay nghĩ đến bệnh tật.
- Trạng thái lờ phờ và mệt mỏi vô độ.
- Ăn ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
- Sự đau nhức về thể xác và đau đớn về tinh thần không thể giải thích nổi.
- Có ý nghĩ tự tử.
Tâm trạng buồn bã...
Nếu phát hiện một vài dấu hiệu bất kỳ trong số triệu chứng trên thì hãy thúc giục vợ (hoặc chồng) đến bác sĩ khám và theo dõi trong vài tuần.
Nhân viên phục vụ trên máy bay luôn nói với bạn rằng hãy đeo mặt nạ ô-xi của mình trước khi giúp đỡ ai đó bên cạnh. Tương tự, rất quan trọng nếu bạn biết lo cho chính bản thân mình trước khi nỗ lực giúp đỡ người khác. Khi mà vợ (hoặc chồng) bị suy sụp, sự đau buồn vô hạn của bạn có thể làm ảnh hưởng đến người bạn đời. Và điều này thật không tốt chút nào!
Bên cạnh đó hãy để mắt đến bọn trẻ. Chúng rất dễ bị tổn thương bởi những lo âu của cha mẹ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ 10 tuổi có mẹ bị mắc triệu chứng suy sụp tinh thần thì 20% trong số chúng sẽ trở thành nạn nhân trong vòng 5 năm.Đừng để trẻ bị chấn thương theo
Đừng hủy hoại giá trị của tình thương gia đình và bè bạn vào những thời điểm khó khăn như vậy. Hãy để người thương yêu bạn giúp đỡ bạn và cho phép họ được lắng nghe, chúc phúc cho bạn.
Khi người chăm sóc hiểu rằng sự suy sụp lâm sàng là một vấn đề y tế xác thực, thì họ có thể thực sự cảm thấy được trao quyền. Điều đó khuyến khích việc nhận ra rằng có muôn vàn cách để giúp người bạn đời của mình đang trong trạng thái suy sụp. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên cho những người vợ (hoặc chồng) những điều nên và không nên làm để giúp đỡ người bạn đời của mình.
Những điều cần làm:
- Giúp họ nhận thấy rằng gia đình muốn họ được mạnh khỏe.
- Lắng nghe; và tạo cho họ cảm giác tin tưởng.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ cho bản thân bạn và yêu cầu cùng họ tìm chuyên gia trị liệu.
- Khuyến khích họ tìm kiếm thuốc chữa bệnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 80% số bệnh nhân mắc chứng bệnh rối loạn tâm thần có thể được điều trị thành công với loại dược phẩm mới.
- Chỉ ra sự ảnh hưởng; khuyến khích họ tham gia các hoạt động bên ngoài với bạn.
Hãy lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ
Những điều không nên làm:
- Khiến họ cảm thấy tội lỗi vì sự tác động của căn bệnh đó đến gia đình.
- Chỉ trích họ.
- Nói bóng nói gió rằng họ cần sự giúp đỡ vì họ ốm yếu. Đồng thời không kịp thời ngăn chặn những lời chỉ trích xuất phát từ những thành viên khác trong gia đình. Đôi khi mối quan hệ thân thuộc phức tạp liên quan đến một vài thành viên gia đình có thể làm nảy sinh sự suy sụp tinh thần.
- Luôn mong chờ thuốc có thể giải quyết mọi vấn đề và không đếm xỉa đến sự cần thiết đến phương pháp trị liệu.
- Bỏ mặc họ chìm đắm trong giấc ngủ và sự cô lập.
Đến khi Anh Vũ và Chị Huyền vượt qua được nỗi sợ hãi và những quan niệm sai lầm về bệnh tâm thần, thì hàng tuần họ bắt đầu được tham vấn bởi chuyên gia tâm lý. Chị Huyền cũng không còn sợ việc phải gặp bác sĩ nữa. Trong vài tháng, chị đã tìm lại chính mình, nhờ vào loại thuốc Ức chế sự tái hấp thụ huyết thanh chọn lọc (SSRI). Loại thuốc này giúp cho lượng huyết thanh của chị trở lại trạng thái cân bằng. Bọn trẻ vô cùng sung sướng khi thấy mẹ của chúng lại cười nói như trước.
Họ khám phá ra một điều rằng, bệnh nhân có thể thoát khỏi sự suy sụp tinh thần bằng cách làm việc theo nhóm, học tập và chia sẻ.
Mẹ của chúng lại cười nói như trước
"Đây thực sự là một cuộc trải nghiệm. Nó giúp vợ chồng tôi xích lại gần nhau hơn thay vì chia lìa". Chị Huyền nói. "Vào những thời điểm khắc nghiệt nhất, anh Vũ đã quyết tâm không rời xa tôi. Tấm lòng cao cả đó đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của chúng tôi."
Chú thích: Ảnh trong bài chỉ có tính minh hoạ, không liên quan tới nhân vật trong chuyện.
Ý kiến bạn đọc: