Lần đầu tiên tiếng Việt xuất hiện thuật ngữ "thu giá"? Đề xuất thử thuật ngữ khác!

Cộng đồng ngỡ ngàng và phản ứng với việc ở các trạm thu phí giao thông xuất hiện thuật ngữ "thu giá" thay cho thuật ngữ "thu phí" như trước đây. Phải chăng tiếng Việt đã xuất hiện thuật ngữ mới là "thu giá"?

Bức xúc của nhà văn, nhà báo Văn Công Hùng

Nhà văn, nhà báo Văn Công HùngNhà văn, nhà báo Văn Công Hùng
Trên trang cá nhân của mình, ngày 21/5/2018, ông đã viết:

Với tư cách một nhà thơ, nhà báo, biết chút cách dùng chữ và hiểu nghĩa chữ, tôi quyết liệt phản đối cách dùng từ của bộ GTVT khi thay "thu phí" bằng "thu GIÁ".
"THU PHÍ" đã thay bởi "THU GIÁ""THU PHÍ" đã thay bởi "THU GIÁ"
Trong hệ thống ngôn ngữ Việt, không có một chữ GIÁ nào để chỉ cái việc các vị đang làm cả. Giá chỉ có nghĩa là giá cả, giá mà, giá đỗ... chứ không có việc thu tiền từ người dân rồi gọi đấy là thu giá.

Tôi đề nghị các nhà văn, nhà báo, các nhà ngôn ngữ, những người dạy văn, tức những người có chuyên môn về chữ lên tiếng về việc làm xấu tiếng Việt này, dù cái việc ngang ngược này không cần chuyên môn chữ cũng biết nó sai tè le.
Đã có những lái xe chuẩn bị giá (đỗ) để nộp Đã có những lái xe chuẩn bị giá (đỗ) để nộp
Tiếng Việt rất đẹp, không ai được phép vì bất cứ lý do nào để làm xấu nó, thậm chí là đen tối nó. Chuyển từ Phí sang Giá là việc làm đen tối tiếng Việt, là không học tập và làm theo tư tưởng, phong cách lãnh tụ mà các bạn đang học hàng ngày. Trả lại tên gọi cho việc thu tiền qua trạm là thu phí. Còn việc thu ấy đúng sai tính sau, thực ra tôi đã có đến mấy bài báo về việc thu phí vô tội vạ này rồi, nhưng hôm này chỉ xin bàn về việc sử dụng chữ và lợi dụng chữ mà thôi. Và tôi đề nghị phải truy tố hành vi làm hoen ố tiếng Việt. Việc này đề nghị các nhà ngôn ngữ học lên tiếng, tập trung nghiên cứu việc báng bổ tiếng Việt của bộ GTVT đi, và bằng chuyên môn của mình, lên tiếng việc vi phạm quy tắc chữ, làm biến dạng chữ, xúc phạm chữ, vân vân...
(Ảnh do nhà văn, nhà báo Văn Công Hùng sưu tầm từ trang của thành viên Lam Cuc)

Tìm hiểu vấn đề từ các nhà quản lý

Báo Vietnamnet thông tin:

Từ một số thắc mắc của bạn đọc về thuật ngữ "thu giá BOT", ông Đỗ Văn Quốc, Vụ trưởng Vụ Tài chính (Bộ GTVT) cho biết: Việc chuyển đổi tên gọi từ phí sang giá là theo quy định của Luật phí và lệ phí được Quốc hội ban hành ngày 25/11/2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.
Trong đó, kể từ ngày 1/1/2017, phí đường bộ sẽ được chuyển sang giá đường bộ, khung giá và giá tối đa sẽ do Bộ GTVT và UBND các tỉnh quy định.
Cụ thể, Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền ban hành mức giá trần đối với dịch vụ sử dụng đường bộ trên quốc lộ do Bộ GTVT quản lý, UBND cấp tỉnh quy định giá đối với đường địa phương.
Ông Quốc nói rõ, trước khi Luật phí và lệ phí ban hành và có hiệu lực, các dự án BOT giao thông được quản lý dưới hình thức là phí, Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền ban hành mức phí và chế độ quản lý sử dụng.
Trong đó, mỗi dự án BOT được Bộ Tài chính ban hành một thông tư riêng để áp dụng thu phí cụ thể và mức phí nằm trong quy định chung tại Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Sau khi luật Phí và lệ phí được QH ban hành, căn cứ Nghị định 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 15/11/2016, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 35/2016/TT-BTC quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý.

Báo Infonet thông tin:

Về khái niệm “thu giá” lần đầu xuất hiện thay cho khái niệm "thu phí" đã sử dụng lâu nay, trả lời báo chí, lãnh đạo vụ Đối tác công tư (PPP), Bộ Giao thông Vận tải, cho biết cả hai thuật ngữ trên đều chỉ việc thu phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn cho các dự án BOT giao thông.
Từ sau ngày 1.1.2017, khi luật phí và lệ phí chính thức có hiệu lực, và khái niệm thu phí BOT được chuyển thành “thu giá” BOT và thẩm quyền quyết định được giao về cho Bộ GTVT.
Tuy nhiên do thời gian qua Bộ GTVT vẫn dùng khái niệm này nhưng chưa giải thích rõ về bản chất việc thay đổi cách dùng thu giá - thu phí nên đã có không ít ý kiến cho rằng có sự nhập nhằng giữa hai khái niệm thu phí - thu giá.

Như vậy, các lãnh đạo Bộ GTVT đều khẳng định nghĩa của thuật ngữ "thu giá" vẫn như "thu phí", còn ngầm hiểu là loại phí này từ ngày 1/1/2017 quyền thay đổi là của Bộ GTVT, không còn là của Bộ Tài chính nữa.

Tiếng Việt có thêm thuật ngữ "thu giá" có ổn không?

Chúng ta chỉ chấp nhận thêm thuật ngữ cho tiếng Việt trong 2 trường hợp:
Trường hợp 1: thuật ngữ thoả mãn đồng thời cả 2 điều kiện:
- Thứ nhất: Thuật ngữ mới xuất hiện trên thế giới mà nước ta chưa có.
- Thứ hai: Tiếng Việt không thể dùng thuật ngữ nào tương ứng.
Trường hợp 2: Không phải là trường hợp 1 nhưng phải thông qua Hội đồng thẩm định quốc gia.
Những theo cách giải thích của lãnh đạo Bộ GTVT thì thuật ngữ "thu giá" chính là "thu phí". Như vậy điều kiện thứ hai không xảy ra và điều kiện thứ nhất cũng thế... vì có ở nước ta mà không có trên thế giới. Như vậy đây không phải là trường hợp 1.
Mang băn khoăn này hỏi 2 nhà ngôn ngữ tiếng Việt: Từ điển Tiếng Việt có từ "thu giá" chưa? Chúng tôi nhận được câu trả lời như nhau của GS. TS. Lê Phương Nga và TS. Lê Hữu Tỉnh: "Khẳng định luôn là chưa có cuốn từ điển Tiếng Việt nào, đã xuất bản có từ này!".
Nếu vậy, việc đưa một thuật ngữ mới "thu giá" vào tiếng Việt có phải qua Hội đồng thẩm định nào không? Mọi người đều không hiểu và mai kia sẽ dạy học sinh như thế nào cho hiểu?
Xin đề nghị: Việc ai quyết định mức phí không phải là lý do để đưa ra thuật ngữ mới là "thu giá", nếu cần thì có thể chọn thuật ngữ "Trạm thu phí của BOT" chắc là ai cũng hiểu và hài lòng về mặt Tiếng Việt, còn nếu không thì cứ để tên gọi như xưa thì ai cũng hiểu!

Giải thích thêm: BigSchool xin đưa lên diễn đàn vấn đề này vì thấy liên quan tới giáo dục, ít nhất là liên quan tới môn Tiếng Việt của cấp tiểu học. Cũng mong các nhà giáo cho ý kiến thêm.

BigSchool (Tổng hợp).

 

Ý kiến bạn đọc: (3)

Nguyễn Minh Quân Bùi Hiền ăn GIÁ=)))))

· Trả lời · 5 năm trước

Lê Thống Nhất Đã lan lên tới Bộ trưởng Bộ GTVT (!)

· Trả lời · 5 năm trước

MÃI TRẦN Tiến sĩ Bùi hiền nữa rồi

· Trả lời · · 5 năm trước
Bạn hãy Đăng nhập để gửi ý kiến của mình.