Có ý kiến cho rằng: “Vẫn còn đó một bộ phận giáo viên không… chịu lớn” khi nêu lên thực trạng về dạy học trực tuyến hiện nay. Tiếc là khi phản ánh thực trạng nhưng lại chưa đưa ra giải pháp để khắc phục các hạn chế nêu trên.
Xin được chia sẻ bài viết của nhà giáo Phan Duy Nghĩa bàn về vấn đề này.
Nhà giáo Phan Duy Nghĩa
Chúng tôi xin bước đầu trao đổi để trả lời câu hỏi: "Làm gì để giúp giáo viên "lớn lên" trong dạy học trực tuyến?”
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam, học sinh phải tạm nghỉ đến trường dài ngày như thế (đến nay đã gần 3 tháng). Trước tình hình đó, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp để giúp học sinh "tạm ngừng đến trường, không ngừng học", trong đó có giải pháp dạy học trực tuyến.Một buổi dạy học trực tuyến của cô và trò Hà Tĩnh
Đây cũng là hình thức dạy học mà "lần đầu tiên" trong đời của nhiều giáo viên nên việc bỡ ngỡ, gặp khó khăn, lúng túng và "cười ra nước mắt" là điều không thể tránh khỏi. Xin nêu ra 4 việc cần làm để các thầy cô có thể dạy trực tuyến hiệu quả hơn:
1) Trước hết, mỗi giáo viên phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức và kĩ năng về công nghệ thông tin, đặc biệt là phải có ý thức cầu thị học hỏi từ đồng nghiệp với phương châm "không biết thì hỏi".
2) Tiếp đó là nhà trường phải tổ chức tập huấn về sử dụng phần mềm dạy học cho giáo viên với phương châm là "cầm tay chỉ việc". Nhà trường cần thành lập tổ giáo viên cốt cán để sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ giáo viên khi họ gặp khó khăn, lúng túng. Có hướng dẫn cụ thể về tổ chức học trực tuyến để các giáo viên triển khai, xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng bộ môn, khối lớp. Tăng cường cơ sở vật chất, tận dụng tối đa các phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trực tuyến.
3) Bên cạnh đó, để thành công giáo viên cần phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để trao đổi kế hoạch, thống nhất cách làm, tăng cường sự phối hợp của phụ huynh khi các em học sinh học tập tại nhà. Căn cứ vào đặc thù vùng miền và các điều kiện hiện có, giáo viên chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp.
4) Nhà trường cần thường xuyên theo dõi, động viên và khích lệ kịp thời các giáo viên có nhiều tiến bộ trong dạy học trực tuyến, nhất là với đối tượng giáo viên nhiều tuổi, giáo viên hạn chế về công nghệ thông tin. "Ngày đầu chưa quen đường cày đâu thẳng ngay" nhưng nếu được hỗ trợ và giúp đỡ của đồng nghiệp, chúng tôi tin rằng các giáo viên sẽ hoàn thành nhiệm vụ.Học sinhn vẫn giơ tay xin phát biểu khi học trực tuyến
Hy vọng nếu các nhà trường và thầy cô thực hiện tốt những việc nêu trên sẽ không còn tình trạng giáo viên không chịu "lớn" khi dạy học trực tuyến.
Phan Duy Nghĩa (Sở GD&ĐT Hà Tĩnh)
Ý kiến bạn đọc: