Năm học mới đã sắp bắt đầu, xin chia sẻ kinh nghiệm của các giáo viên nước ngoài mà các thầy cô có thể áp dụng tạo một không khí chuyển tiếp từ những ngày không tới trường sang những ngày đầu tiên trở lại trường.
Janelle Cox - tác giả bài viết
Ngay khi học sinh của bạn bước chân vào lớp trong ngày đầu tiên đi học, thì việc làm cho chúng cảm thấy được chào đón và cảm thấy thoải mái là điều quan trọng. Học sinh dành phần lớn thời gian trong lớp học cho nên bạn càng làm nhiều điều để chúng được cảm thấy như chúng đang ở ngôi nhà thứ hai thì càng tốt. Dưới đây là 6 cách hiệu quả để chào đón học sinh trở lại trường sau một kỳ nghỉ hè dài.
Một vài tuần trước khi trường bắt đầu học, gửi về nhà học sinh một lá thư chào mừng giới thiệu bản thân bạn. Trong thư nên được bao gồm những thứ như: bạn có bao nhiêu con vật nuôi, nếu bạn có con, những việc ngoài trường học nào mà bạn thích làm. Điều này sẽ giúp học sinh (và cha mẹ của chúng) kết nối với bạn ở góc độ cá nhân. Bạn cũng có thể viết thông tin cụ thể như đồ dùng học tập cần thiết, những kỳ vọng của bạn đối với học sinh trong suốt cả năm, lịch học và các quy tắc, vv để công việc đó được chuẩn bị trước khi vào học chính thức. Thư chào mừng này sẽ giúp học sinh thoải mái và giúp giảm bớt những luống cuống trong ngày đầu tiên mà các em có thể có.
Một trong những cách dễ nhất để chào đón học sinh là tạo ra một lớp học thú vị. Học sinh của bạn sẽ cảm thấy ấm áp và mời gọi ngay khi họ bước vào cửa lớp trong ngày ngày thứ nhất. Một cách tuyệt vời cho học sinh cảm thấy như lớp học của họ là “của họ” là kéo chúng vào công việc trang trí lớp học. Trong những tuần đầu tiên trở lại trường, khuyến khích học sinh tạo các bức vẽ và dự án trang trí có thể được trưng bày trong lớp học.
Ngay cả khi bạn đã cung cấp một số thông tin cơ bản về bản thân từ trước trong thư chào mừng, học sinh vẫn có thể có một vài câu hỏi khi chúng vào lớp học. Vào ngày đầu tiên đi học, yêu cầu học sinh hợp tác nhóm và chuẩn bị một vài câu hỏi cho một cuộc phỏng vấn cá nhân với bạn. Sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, hãy tập hợp cả lớp và yêu cầu mỗi đội chọn câu hỏi và câu trả lời yêu thích để chia sẻ trước lớp.
Bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm học, tạo sự hứng khởi mỗi buổi sáng bằng một câu chuyện. Trong vài tuần đầu tiên, học sinh có thể cảm thấy có chút khó chịu và không an toàn. Để giảm bớt những cảm giác này và thể hiện cho học sinh hiểu rằng các em không cảm thấy một mình, hãy chọn một câu chuyện vào mỗi sáng. Sách là một cách tuyệt vời để mở ra cánh cửa giao tiếp với cảm xúc của học sinh. Dưới đây là một vài cuốn sách có thể giúp ích cho bạn trong tuần đầu tiên của trường.
(Ở Việt Nam có những cuốn sách nào tương tự?)
Cuộc săn lùng có thể giúp học sinh trở nên quen thuộc với lớp học mới của chúng. Đối với các học sinh lớp nhỏ, hãy tạo một danh sách với các manh mối có hình ảnh mà học sinh cần tìm và để check khi đã tìm được. Bao gồm các mục như tìm các câu đố, góc sách, tủ đựng đồ, vv Đối với học sinh lớn tuổi, tạo danh sách kiểm tra và liệt kê những thứ như tìm giỏ bài tập về nhà, tìm quy tắc lớp học, v.v. Tiếp tục với các mục để tìm trong và xung quanh lớp học. Một khi cuộc săn lùng được hoàn tất, chúng sẽ nộp tờ giấy hoàn thành của họ để nhận giải thưởng.
Ngày đầu tiên của trường có thể rất khó đối với học sinh khi chúng không nhận ra bất kỳ gương mặt thân quen nào. Để "phá vỡ tảng băng" và làm xóa tan nỗi lo sợ ngày đầu tiên, hãy tổ chức một vài hoạt động thú vị như "hai điều thật và một dối trá", trò nhà thám hiểm săn lùng hay trò đố vui.
Beth Lewis - tác giả bài viết
Vài phút đầu tiên của buổi học đầu năm học mới có thể khó xử và khó khăn cho cả bạn và học sinh mới của bạn. Bạn chưa biết rõ những học sinh này, cũng như chúng cũng không biết bạn, và chúng thậm chí có thể không biết nhau. Phá vỡ tảng băng và bắt đầu cuộc trò chuyện để mọi người có thể hiểu nhau là điều quan trọng cần làm. Hãy xem các hoạt động phổ biến của chuỗi Hoạt động phá băng dưới đây. Chúng là các hoạt động vui chơi và dễ dàng cho học sinh. Thú vị nhất, chúng loại bỏ được tâm trạng lo lắng và giúp xóa tan nỗi sợ đi học từ ngày đầu tiên.
Để chuẩn bị, hãy liệt kê một danh sách khoảng 30 – 40 đồ vật và trải nghiệm có thể có của học sinh trên một trang giấy với một khoảng trống nhỏ được gạch chân bên cạnh mỗi mục. Tiếp theo, yêu cầu học sinh đi xung quanh lớp yêu cầu ký tên vào các dòng liên quan đến họ.
Ví dụ: một số dòng của bạn có thể là "Hè vừa rồi tớ đã đi du lịch nước ngoài" hoặc "Có niềng răng" hoặc "Thích ăn đồ muối như dưa bao tử muối". Vì vậy, nếu một học sinh đến Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa hè này, họ có thể ký tên vào phiếu của người khác. Tùy thuộc vào số học sinh trong lớp của bạn, mỗi học sinh có thể ký vào hai chỗ trống trong giấy của bạn khác.
Mục đích là để điền vào phiếu mà bạn đã chuẩn bị với chữ ký cho mỗi loại và danh sách được hoàn thành chữ ký. Điều này có thể làm cho lớp có chút xáo trộn, nhưng các học sinh thường sẽ rất thích thú với nhiệm vụ. Ngoài ra, hoạt động này có thể được đưa vào kiểu chơi của một bảng Bingo, chứ không theo danh sách.
Yêu cầu học sinh ngồi tại chỗ, viết ra ba câu về cuộc sống (hoặc kỳ nghỉ hè của mình). Trong đó có hai câu đúng sự thật và một câu là một lời nói dối.
Ví dụ, các câu có thể có của bạn là:
Mùa hè vừa rồi tôi đã đến Alaska.
Tôi có 5 anh em trai.
Món ăn ưa thích của tôi là bắp cải tí hon.
Tiếp theo, để cả lớp ngồi theo một vòng tròn. Mỗi người nói ra ba câu của mình. Sau đó, các bạn còn lại của lớp thay phiên nhau đoán câu nào là lời nói dối. Rõ ràng, các câu nói dối mà càng thực tế (hoặc sự thật nghe phi lý), thì thời gian mọi người sẽ phải tìm ra sự thật càng khó khăn hơn.
Tổ chức lớp học của bạn thành các nhóm nhỏ, khoảng 4 hoặc 5 học sinh. Cho mỗi nhóm hai tờ giấy và một cây bút chì. Trên tờ giấy đầu tiên, học sinh viết "Giống" hoặc "Chia sẻ" ở trên cùng và sau đó tiến hành tìm các tính cách được chia sẻ bởi cả nhóm. Hãy chắc chắn để chỉ ra rằng những điều này không nên thường và ngớ ngẩn, chẳng hạn như "Chúng ta đều có ngón chân.". Trên tờ giấy thứ hai, đặt tên là "Khác" hoặc "Độc đáo" và cho cho học sinh thời gian để xác định một số khía cạnh, phẩm chất, đặc điểm chỉ có duy nhất ở một thành viên nào đó trong nhóm của chúng. Sau đó, dành thời gian cho mỗi nhóm để chia sẻ và trình bày những phát hiện của mình. Đây không chỉ là một hoạt động tuyệt vời để làm quen với nhau, nó còn nhấn mạnh cách một lớp học có những điểm chung cũng những khác biệt tạo nên một tổng thể thú vị và hoàn toàn giống như một đất nước thu nhỏ.
Đầu tiên, hãy đưa ra một số câu hỏi định sẵn về học sinh của bạn. Viết chúng lên bảng để học sinh xem. Những câu hỏi này có thể là về bất cứ thứ gì, từ "Món ăn yêu thích của con là gì?", "Con đã làm gì trong mùa hè này?". Cho mỗi học sinh một thẻ chỉ mục đánh số 1-5 (hoặc nhiều hơn tùy vào số câu hỏi mà bạn muốn hỏi) và yêu cầu học sinh viết câu trả lời cho các câu hỏi trên đó, theo thứ tự. Bạn cũng nên điền vào một thẻ về chính mình. Sau một vài phút, thu thập các thẻ và phát lại chúng cho các học sinh, đảm bảo không ai được cầm thẻ của chính mình.
Từ đây, có hai cách để bạn có thể hoàn thành hoạt động phá băng này. Lựa chọn đầu tiên là để các học sinh đứng dậy và hòa mình khi họ trò chuyện và cố gắng tìm ra ai đã viết những lá bài mà mình đang cầm. Phương pháp thứ hai là bắt đầu quá trình chia sẻ bằng cách làm mẫu cho các học sinh cách sử dụng thẻ để giới thiệu một người bạn cùng lớp.
Chia các học sinh thành các nhóm 5 học sinh. Phát cho mỗi nhóm một giải giấy để viết câu và một cây bút chì. Sau khi bạn dấu hiệu bắt đầu, người đầu tiên trong nhóm viết một từ trên dải giấy và sau đó chuyển nó sang bên trái. Người thứ hai sau đó viết từ thứ hai của câu đang viết dở. Cứ như vậy theo vòng tròn và không ai được nói chuyện! Khi câu đã được viết xong, học sinh chia sẻ sự sáng tạo của mình với lớp. Làm điều này một vài lần và để họ nhận thấy câu mà nhóm của chúng được cải thiện như thế nào qua mỗi lần chơi.
Nguồn: Táo Giáo dục.
Ý kiến bạn đọc: (1)