Hải Phòng đột phá về cơ chế chính sách cho phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

  • 17/07/2018 | 09:16 GMT+7
  • 12.214 lượt xem

Nghị quyết 06/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng đang được các nhà giáo, phụ huynh và cả học sinh ngỡ ngàng trước đột phá về cơ chế chính sách cho phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi; tuyển chọn, sử dụng đãi ngộ giáo viên giỏi.

Trưởng đoàn Lê Anh Vinh cùng thầy trò Hải Phòng tại lễ trao giải IMO 2018Trưởng đoàn Lê Anh Vinh cùng thầy trò Hải Phòng tại lễ trao giải IMO 2018

Nghị quyết 06/2018/NQ-HĐND

Xin chia sẻ với các bạn Nghị quyết mà Sở GD&ĐT Hải Phòng vừa chuyển tới:

Hải Phòng đột phá về cơ chế chính sách cho phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Hải Phòng đột phá về cơ chế chính sách cho phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Hải Phòng đột phá về cơ chế chính sách cho phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Hải Phòng đột phá về cơ chế chính sách cho phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Nghị quyết 06/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018Nghị quyết 06/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018

Phó Chủ tịch UBNDTP Hải Phòng Lê Khắc Nam chúc mừng đoàn học sinh TP đoạt giải IMO 2018 tại Nội BàiPhó Chủ tịch UBNDTP Hải Phòng Lê Khắc Nam chúc mừng đoàn học sinh TP đoạt giải IMO 2018 tại Nội Bài

Nghĩ gì về Nghị quyết đột phá của Hải Phòng?

Lãnh đạo TP Hải Phòng tại Lễ tuyên dương, trao thưởng học sinh thi quốc tế năm 2018Lãnh đạo TP Hải Phòng tại Lễ tuyên dương, trao thưởng học sinh thi quốc tế năm 2018

- Nói là đột phá vì chưa có tỉnh/thành nào, trường THPT chuyên thuộc các trường Đại học có được một cơ chế chính sách vừa rõ ràng, vừa mạnh mẽ được như thế! Bởi chúng ta đều biết, mục tiêu mà không có cơ chế chính sách đủ mạnh thì đường đi tới mục tiêu vô cùng khó khăn và thậm chí không đạt được.

Nói cơ chế đưa ra mạnh mẽ vì chúng tôi có "hỏi thăm" nhiều địa phương thì được biết: riêng  mức thưởng cho học sinh giỏi của Hải Phòng là cao hẳn so với các địa phương.

Tỉnh Nghệ An năm học 2016 - 2017 nổi tiếng với 2 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc quốc tế. Các học sinh và thầy giáo đã được thưởng theo quyết định sau:

Hải Phòng đột phá về cơ chế chính sách cho phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi 
Hải Phòng đột phá về cơ chế chính sách cho phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Hải Phòng đột phá về cơ chế chính sách cho phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Quyết định 3691/QĐ-UBND của tỉnh Nghệ AnQuyết định 3691/QĐ-UBND của tỉnh Nghệ An

Như vậy so với mức thưởng mà thành phố Hải phòng đưa ra thì Nghệ An chỉ bằng khoảng 1/ 6 - 1/7 tiền thưởng cho học sinh đạt giải quốc tế của Hải Phòng.

Khi hỏi thêm về mức thưởng của trường THPT Chuyên ĐHKHTN , ĐHQG HN dành cho học sinh đạt Huy chương quốc tế thì lãnh đạo cho biết: "Anh ơi! Ngượng lắm ạ, em không nên tiết lộ, em cảm ơn anh!"

- Nói là đột phá vì sự đồng bộ từ "phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi" đến "tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ giáo viên giỏi" và cả các chuyên gia từ nơi khác đến giúp học sinh Hải Phòng trong lĩnh vực này.

Giám đốc Nguyễn Xuân Trường cùng Trưởng đoàn và thầy trò Hải Phòng trước khi tham dự IMO 2018Giám đốc Nguyễn Xuân Trường cùng Trưởng đoàn và thầy trò Hải Phòng trước khi tham dự IMO 2018

- Khi được hỏi thêm về cơ chế chính sách này, ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết:
+ Đây là cơ chế chính sách mang tính đặc thù của thành phố khi chưa có cơ chế chính sách chung của ngành hay chính phủ.
+ Trong những năm gần đây, kinh tế của Hải Phòng tăng trưởng mạnh và có điều kiện đầu tư cho việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi và ra các cơ chế chính sách cho giáo viên giỏi cũng như các chuyên gia giúp Hải Phòng.
+ Hải Phòng đã thực hiện việc "nhúng" trường THCS trọng điểm vào trường THPT chuyên và THPT chất lượng cao, đây chính là việc phát hiện bồi dưỡng sớm các tài năng và tạo nguồn cho cấp THPT.
+ Hải Phòng không chỉ đợi các nhân tài sau khi tốt nghiệp Đại học mà thể hiện sự quan tâm ngay khi các em còn đang học THPT ở quê nhà.
- Một kỷ niệm đã qua của tôi khi tôi mới ra trường ít năm, Sở GD&ĐT Hải Phòng chuẩn bị thành lập trường THPT chuyên, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng đã mời tôi ra dạy cho đội tuyển tại trường THPT Thái Phiên. Đấy cũng là lần đầu gặp thầy Nguyễn Minh Hà (mặc bộ áo lính ngồi dự, anh nghỉ phép và nghe tin tôi dạy nên đến dự). Vợ chồng thầy Thi, Trưởng phòng GDTrH đưa vợ chồng tôi đi xem ở Nhà hát Hải Phòng. Thầy Quyển phụ trách Toán gặp gỡ trao đổi. Giám đốc Lô mời đến nhà chơi. Khi đó tôi chỉ yêu cầu về nhà ở và Giám đốc Sở nhất trí: bố trí tôi về dạy Thái Phiên và tham gia xây dựng THPT chuyên, còn vợ tôi sẽ bố trí dạy THPT Ngô Quyên. Việc nhà ở, giám đốc Lô tạm bố trí 2 gian tập thể THPT Ngô Quyền và thành phố sẽ cố gắng bố trí sau. Như vậy có nghĩa là ngay từ khi chuẩn bị thành lập trường THPT chuyên, lãnh đạo Hải Phòng đã rất "chiêu hiền, đãi sĩ" bởi bấy giờ, ngoài thành tích học tập và những bài đăng trên tạp chí Toán học & Tuổi trẻ, tôi chưa có gì vì mới chưa đến 25 tuổi. Sau đó, không vượt qua được thủ tục của Đại học Sư phạm Vinh nên mọi việc...chỉ là một kỷ niệm (các thầy dạy Toán Hải Phòng đều biết chuyện này). Điều lạ hơn là khi ấy, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng biết bố tôi sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng.
 

Hy vọng, việc đột phá này gợi ý cho nhiều địa phương có điều kiện sẽ có những cơ chế chính sách trong sự nghiệp phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi và tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ các thầy cô dạy giỏi.

TS. Lê Thống Nhất.

 

Ý kiến bạn đọc:

Bạn hãy Đăng nhập để gửi ý kiến của mình.