Hơn 250 giáo viên có nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng ở Sóc Sơn tuy có thâm niên từ 5- 28 năm nếu trượt ở kỳ thi viên chức. Tuy nhiên, câu chuyện phức tạp hơn rất nhiều khi có đến hơn 2.700 trường hợp tương tự ở 20 quận, huyện ở Hà Nội.
TS. Lê Thống Nhất cùng biên tập viên Lê Thu và 2 MC
Trong câu chuyện thời sự trực tiếp trên VOV1 lúc 7h20' sáng ngày 11/4/2019 đã có cuộc trao đổi về vấn đề này giữa biên tập viên Lê Thu và TS. Lê Thống Nhất, xin mời các bạn có quan tâm nghe lại chương trình này. Các bạn có thể nghe hoặc tải về theo dõi tại đây.
Một số thông tin do VOV1 tổng hợp có liên quan:
# Năm 2012, 212 giáo viên ngành học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển sang làm công việc khác.
# Tại Thanh Hóa, năm 2016, hơn 1.000 giáo viên ở huyện Vĩnh Lộc và Yên Định cũng bị chấm dứt hợp đồng.
# Năm 2017, 1.191 giáo viên của tỉnh Hải Dương suốt nhiều tháng không nhận được lương.
# Tại Phú Yên, năm 2017, 51 giáo viên bị cắt hợp đồng trước năm học mới
# Đầu năm 2018, hơn 500 giáo viên ở huyện Krông Pắk, Đắc Lắc điêu đứng trước thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
# Cuối tháng 7/2018, 441 giáo viên huyện Thanh Oai, Hà Nội nhận thông báo sẽ bị cắt hợp đồng.
# Còn tại Cà Mau, năm 2018, 1.145 giáo viên sẽ bị chấm dứt hợp đồng vào đúng ngày 1/9, chỉ trước ngày khai giảng vài ngày.
# 256 giáo viên ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội có nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng vì phải thi tuyển công chức. 114 giáo viên hợp đồng tại huyện Đông Anh cũng viết thư kêu cứu chính phủ.
BigSchool: Theo báo Thanh Niên:
Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về vấn đề như phản ánh của 256 giáo viên Sóc Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết thành phố đã có rà soát, và số này chủ yếu rơi vào giáo viên mầm non và tiểu học.
Nguyên nhân chính là trong tiêu chuẩn và tiêu chí thi tuyển có thi ngoại ngữ, tin học, vốn là thách ghức rất khó vượt qua với nhiều người rất ít có cơ hội tiếp xúc với 2 bộ môn này, dù là các giáo viên giỏi nghề.
Rất nhiều giáo viên và chính quyền các quận, huyện đều có kiến nghị được tuyển đặc cách hoặc được miễn thi vòng 1 (là vòng trắc nghiệm ngoại ngữ và kiến thức chung trên máy) mà chỉ thi vòng 2 là vòng chuyên môn nghiệp vụ, nhưng theo quy định tại Nghị định 161/2018 của Chính phủ (các bạn có thể tải về để xem chi tiết ở cuối bài này), các giáo viên này đều không nằm trong diện đặc cách.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao đổi với báo chí sáng 9/4. Ảnh: Báo Thanh Niên
Ông Nguyễn Đức Chung nói:
"UBND TP đang chỉ đạo tất cả các quận huyện, rà soát lại thực trạng số giáo viên đã đang nằm trong diện hợp đồng sẽ phải thi tuyển trong đợt này. Theo thông tin tôi nắm bắt được đến chiều 8.4, thì các quận, huyện đã báo cáo lên Sở Nội vụ số lượng giáo viên hợp đồng 15 - 20 năm có kinh nghiệm giảng dạy tốt. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn này UBND TP sẽ họp, báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ và Ban chỉ đạo thành phố để đưa ra phương án tối ưu nhất, trên tinh thần tất cả giáo viên đã có kinh nghiệm, đã giảng dạy tốt, rất có thể chúng tôi sẽ đưa ra phiowng án vừa xét tuyển, vừa thi tuyển để học đảm bảo cuộc sống và công việc."
Hy vọng UBND TP. Hà Nội sẽ đưa ra giải pháp hợp lý nhất cho vấn đề này. Chúng ta đợi khẳng định cuối cùng từ UBND TP. Hà Nội.
Ý kiến bạn đọc: (1)