Công văn của Bộ Y tế số 2234/BYT-MT gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc triển khai phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục đã yêu cầu khi học sinh khi trở lại nhà trường phải ngồi giãn cách 1,5 m.
Công văn số 2234/BYT-MT của Bộ Y tế
Yêu cầu này đã gây phản ứng lớn trong xã hội từ khi nội dung công văn được công bố.Nhà giáo Lê Tiến Hưng
Nhà giáo Lê Tiến Hưng, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An đã có ý kiến: "Tôi thấy thực tế ở trường học khó thực hiện lắm, dù biết là rất cần thiết! Lãnh đạo Bộ nên xem xét cụ thể, khôg đưa ra "bài toán không có lời giải đúng" cho cơ sở giáo dục trong cả nước. Hiệu trưởng các nhà trường biết làm sao ??? Cơ sở vật chất đâu? Bố trí giờ dạy thế nào? Kinh phí đâu mà trả cho giáo viên khi "dạy giãn lớp" ??!"
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An trao đổi với phóng viên báo Phụ nữ cho biết: việc thực hiện giãn cách mỗi lớp có sĩ số 20 học sinh và khoảng cách giữa các học sinh là 1,5m là điều bất khả thi ở địa phương này.
Theo ông Thành, cơ sở vật chất nhiều trường học trên địa bàn Nghệ An không đủ số lớp, số phòng để chia học sinh theo quy định trên. "Việc chia đôi lớp học sẽ tác động đến tâm lý học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Phụ huynh cũng sẽ hoang mang, băn khoăn không biết dịch đã khống chế được chưa mà phải chia như vậy. Hơn nữa kinh phí cũng không có để trả cho giáo viên" - ông Thành nói.GS. TS. Thái Văn Thành
Thầy Nguyễn Đậu Trương, Hiệu trưởng trường THPT Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An - cho biết: việc thực hiện giãn cách lớp học cực kỳ khó dù trường này có thể đáp ứng về cơ sở vật chất. "Toàn bộ học sinh ở nội trú trong trường nên chúng tôi có thể dạy học được cả sáng, chiều và tối. Tuy nhiên, nếu dạy như thế thì tiền đâu ra để trả cho giáo viên. Ví dụ, 1 tuần giáo viên dạy toán chỉ có 14 tiết, nay chia ra thì thành 28 tiết, buộc phải trả thêm tiền cho giáo viên chứ." - thầy Trương cho hay.
Thầy Nguyễn Vương Linh - Hiệu trưởng trường THCS Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) - cho hay trường hợp buộc phải thực hiện giãn cách chỗ ngồi, trường này cũng đáp ứng được số phòng học, có thể chia lớp học ca sáng, chiều. Nếu vậy, các thầy cô giáo sẽ vất vả hơn rất nhiều.
Chia lớp thì đồng nghĩa với tiết dạy của thầy cô sẽ phải tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp ba. Quá tải về số lượng thì chất lượng sẽ khó đảm bảo.
Chiều 23/4/2020, Sở GD&ĐT Nghệ An đã có công văn 661/SGD&ĐT - VP về việc cho học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ học để phòng chống CoVid - 19:Công văn 661/SGD&ĐT - VP
Trong công văn hướng dẫn nêu rõ "nới rộng khoảng cách giữa các học sinh", "chú ý bảo đảm khoảng cách an toàn".
Tuy nhiên theo phản ánh của nhiều lãnh đạo nhà trường thì việc đảm bảo khoảng cách an toàn như Bộ Y tế yêu cầu là 1,5m đã tạo nhiều khó khăn cho việc thực hiện.
Học sinh Thái Bình ngồi học ngày 20/4 trước khi có yêu cầu của Bộ Y tế. Ảnh: Báo Tuổi trẻ
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM): "Mục tiêu an toàn trên hết là đúng nhưng giải pháp quay lại trường đảm bảo khoảng cách ngồi 1,5m giữa các em tôi nghĩ rất khó nếu cả 3 khối lớp đồng loạt trở lại trường. Nếu chỉ lớp 12 đi học lại thì thực hiện được. Cụ thể, mỗi 1 lớp chia thành 3 lớp nhỏ vì trường tôi một lớp 12 khoảng 45-50 em/lớp. Khi ấy giáo viên dạy lớp 12 phải tăng gấp 3. Vậy đây là con số mà các trường lấy ở đâu cho cách giải quyết các buổi xem kẽ ra và chia đôi trường học trong khi nguồn nhân lực tăng gấp rất khó xử."
Nhà giáo Lê Đình Thuần, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hoà cho biết: "Nếu bố trí học sinh ngồi học giãn cách 1,5m thì số lớp sẽ tăng lên. Theo đó, đòi hỏi giáo viên giảng dạy cho từng lớp, từng môn đều phải tăng theo số lớp phát sinh đó. Trong khi, số lượng giáo viên hiện có là đã tuân theo định biên theo số học sinh, số lượng lớp học bình thường trước đây."
Lớp học tại Cà Mau ngày 22/4. Ảnh báo Tuổi trẻ
Không hiểu Bộ Y tế khi đưa ra yêu cầu này có hình dung ra thực tế ngành giáo dục sẽ thực hiện như thế nào không? Đây thực sự là "bài toán khó" mà Bộ GD&ĐT có lẽ cũng không giải nổi! Rất mong ý kiến của Bộ GD&ĐTĐT trước yêu cầu này của Bộ Y tế hay là Bộ Y tế đã có lời giải cho bài toán này?
Bigschool tổng hợp
Ý kiến bạn đọc: