Bộ GD&ĐT đã có Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ban hành tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa (SGK); tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK. Theo ý kiến của một số chuyên gia thì tiêu chuẩn về tác giả còn khá chung chung.
Xin chia sẻ với các bạn những gợi ý của UNESCO về năng lực của tác giả sách giáo khoa, do TS. Hoàng Ngọc Vinh cung cấp:
1. Kiến thức về môn học và phải biết làm thế nào để chia nội dung thành các thành tố nhỏ hơn có thể kiểm soát được.
2. Kỹ năng để thực hiện nghiên cứu tìm tòi những thông tin mang tính nền tàng đi thẳng vào nội dung mà phạm vi môn học sẽ được thể hiện.
3. Kiến thức hiểu biết về cách học cuả học sinh và những điều kiện thuận lợi cho học tập
4. Kiến thức về các phương pháp dạy học khác nhau và biết làm thế nào để tránh được sự đơn điệu trong quá trình dạy và học
5. Hiểu biết về việc áp dụng các phương tiện nghe nhìn, các công cụ trợ giúp dạy và học khác và phải biết chuẩn bị công cụ như thế nào để có hiệu quả.
6. Khả năng đổi mới, sáng tạo và ứng biến linh hoạt
7. Quen thuộc với những kiến thức học sinh đã có theo lứa tuổi và khả năng khác nhau
8. Khả năng truyền thông hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của học sinh và giáo viên
9. Kiến thức về bối cảnh ở dó SGK được sử dụng bao gồm địa lý, dân tộc, chúng tộc. Đặc điểm nông thôn/ thành thị, những nhóm kinh tế xã hội và sự đa dạng về tôn giáo tín ngưỡng.
Tiêu chuẩn tác giả biên soạn sách giáo khoa theo TT33/2017/TT-BGDĐT
Viết SGK là công việc khó khăn và đầy thách thức do năng lực người viết, những vấn đề nhạy cảm của lịch sử, chính trị,...
Vấn đề làm sao để chuyển tải từ chinh sách giáo dục và các lý thuyết giáo dục vào SGK. Những vấn đề về SGK tích hợp kiến thức, lý thuyết về các phương pháp dạy/ học, những vấn đề về văn hóa v.v...người biên soạn cần phải hiểu biết.
Nội dung trình bày trong SGK cô đọng, chính xác, cập nhật thông tin, khải niệm, kiến thức và kỹ năng. Hình thành kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp. Tác giả cũng phải biết lượng thời gian cần phân bổ để đạt được kỹ năng một cách hệ thống (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm hay 6 năm).
Điều cần chú ý là SGK không chỉ quan tâm đến ngắn hạn (1 năm chẳng hạn) mà là cần chú ý đến cả chu kỳ giáo dục tiểu học và trung học. Điều này bởi vì các kỹ năng được phát triển theo kết cấu tầng nấc (hierarchy). Học sinh sẽ bắt đầu phát triển từ những kỹ năng đơn giản đến những kỹ năng phức tạp hơn ở giáo dục trung học.
Các bạn có thể tải tài liệu để có thể tìm hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan, đặc biệt có cả hướng dẫn người biên soạn sách giáo khoa.
Các bạn có thể xem Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT tại đây.
Ý kiến bạn đọc: