Một vấn đề đang rất được các chuyên gia giáo dục, thầy cô, phụ huynh quan tâm trao đổi khi Thông tư 32/2020/TT - BGDĐT vừa ban hành Điều lệ mới cho trường THCS, trường THPT và trường nhiều cấp học có "mở hơn" về việc học sinh được sử dụng điện thoại ở trường.
Đối chiếu với Điều lệ ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ban hành năm 2011 thì một trong những thay đổi được xã hội quan tâm là quy định sử dụng điện thoại trong giờ học. Nếu Điều lệ ban hành kèm Thông tư 12 quy định một trong những hành vi học sinh không được làm là: "Sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học" thì nội dung này được thay đổi tại Điều lệ ban hành kèm Thông tư 32 là: "Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép".
Một mệnh đề tương đương được suy ra là: học sinh sẽ được sử dụng điện thoại di động nếu phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.
Điều này làm bùng nổ nhiều tranh luận trên báo chí và trên mạng xã hội. Xin chia sẻ với các bạn một số góc nhìn về vấn đề này. Rất mong nhận được các ý kiến của các chuyên gia, thầy cô và các bậc phụ huynh.
Giải thích về sự điều chỉnh từ Thông tư 12 sang Thông tư 32, ông Nguyễn Xuân Thành chia sẻ với báo Vietnamnet:
Hiện nay, trong bối cảnh xã hội chuyển biến mạnh mẽ, hướng đến chuyển đổi số trong giáo dục, ngành giáo dục đang hướng dẫn và khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Khi đã dạy học qua internet thì phải có phương tiện cho học sinh truy cập vào các nguồn học liệu như máy tính, điện thoại di động và các công cụ khác,...Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Thanh Hùng
Với thời đại công nghệ thông tin, nguồn học liệu điện tử trên mạng ngày càng phong phú và được phát triển để hỗ trợ việc dạy học của giáo viên và học sinh.
Với những lớp học chưa có điều kiện về phòng máy tính và không nhất thiết phải vào phòng máy thì trong hoạt động học tập mà giáo viên giao cho học sinh sẽ có những bài học mà ở đó học sinh có thể truy cập vào mạng hoặc các nguồn học liệu mạng LAN của trường. Có nghĩa rằng khi đó, học sinh có thể sử dụng điện thoại như là một công cụ để truy cập những điều đó song phải thực hiện theo nội dung bài học và nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT
Trao đổi với báo Tuổi trẻ, ông Hoàng Ngọc Vinh cho biết:TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT
Việc cho học sinh sử dụng điện thoại di động dù rằng vì mục đích học tập nhưng cũng cần được đánh giá kỹ lưỡng, trước hết xem người học và người dạy có thật sự cần hay không, cần tới đâu.
Nhiều khi chúng ta nghĩ việc mang điện thoại vào trường là cần thiết, nhưng trên thực tế học sinh và giáo viên ở một số lớp, một số địa phương thấy không. Ở nhiều vùng còn khó khăn, có được một chiếc điện thoại thông minh vẫn không dễ.
Khi cho phép các em sử dụng điện thoại, cần có quy định cụ thể các em được dùng trong trường hợp nào, tránh việc lạm dụng. Chẳng hạn, giờ ra chơi các em lấy lý do học tập để ở trong lớp dùng điện thoại cho mục đích khác như chơi game thì không nên. Khi đó, giờ chơi có thể chỉ thấy các em mỗi người ngồi một góc cùng chiếc điện thoại. Ngoài ra, việc ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực, nhất là với các học sinh nhỏ tuổi, cũng cần được tính đến.
Trong một tranh luận trên mạng xã hội, ông Vinh bày tỏ quan điểm: Học sinh ở phổ thông cần năng lực cơ bản như đọc, viết, giao tiếp, tư duy logic...giáo viên có thể hướng dẫn trò tìm hiểu thu thập thông tin ...ở nhà, còn ở lớp rất nên tận dụng thời gian của giáo viên và học sinh tương tác trực tiếp với nhau có lẽ tốt hơn.
TS. Lê Thống Nhất, sáng lập BigSchool TS. Lê Thống Nhất
Chúng ta cần đọc kỹ ở Điều lệ ban hành bởi Thông tư 32/2020/TT - BGDĐT Khoản 4 Điều 37 ghi rõ một trong những hành vi học sinh không được làm là: "Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép". Điều này cho thấy, tuy cho phép học sinh mang điện thoại đến lớp nhưng chỉ được sử dụng khi giáo viên cho phép để phục vụ cho việc học tập dưới sự giám sát của giáo viên. Nếu học sinh vi phạm điều này thì có nghĩa là vi phạm một trong các điều cấm trong Điều lệ. Một số giáo viên cho rằng mình không giám sát nổi nên tốt nhất là cấm học sinh mang vào lớp. Khi chúng ta chưa giáo dục tốt ý thức cho học sinh thì một giải pháp là yêu cầu học sinh nộp điện thoại cho lớp trưởng quản lý có thể là giảm bớt sự phải giám sát của giáo viên.
Việc cho học sinh mang điện thoại tới trường lợi hay hại phụ thuộc vào các giải pháp giáo dục.
Theo tôi, khi Điều lệ có hiệu lực, Bộ GD&ĐT cần có hướng dẫn ngay với các đơn vị giáo dục làm những việc mà chúng ta lẽ ra đã phải làm từ lâu chứ không đợi đến bây giờ (kể cả tổ chức Hội thảo để đưa ra được văn bản hướng dẫn):
- Những nội dung cần giáo dục học sinh những mặt lợi và hại khi đến với môi trường Internet và khi sử dụng các thiết bị điện thoại thông minh. Đặc biệt là những hiểm hoạ có thể xảy ra với mọi người khi tương tác ở môi trường này. Nhiều nước học sinh được học về kỹ năng cũng như an ninh khi sử dụng Internet. Những điều này không chỉ đặt ra với học sinh mà ngay cả người lớn cũng cần phải học. Hiện tượng nghiện game hay nghiện FB và bị lừa đảo cũng đã xảy ra nhiều không chỉ với học sinh mà nhiều người lớn cũng mắc.
- Giáo viên sẽ đổi mới phương pháp dạy học như thế nào khi học sinh có điện thoại thông minh? Những việc gì có thể làm cho bài giảng hiệu quả hơn khi cho học sinh sử dụng điện thoại? Mỗi em có một điện thoại thì có thể hướng dẫn học sinh làm gì? Nếu không đủ mỗi em một máy thì sao? Tôi tin là có nhiều thầy cô đã sớm có kinh nghiệm về vấn đề này. Từ đó để làm rõ ràng việc cho học sinh dùng điện thoại để học tập như thế nào?Học sinh trường THPT Trần Hữu Trang lần đầu làm bài kiểm tra trên smartphone. Ảnh: Zing.vn
Có những suy nghĩ trước đây không còn phù hợp với thời điểm này nữa. Chắc chắn Bộ GD&ĐT cũng đã cân nhắc, nghiên cứu trước khi điều chỉnh "mở hơn" trong vấn đề này. Bất cứ một phương tiện nào khi sử dụng cũng có mặt lợi và mặt hại, tuy nhiên cần phải có biện pháp phát huy mặt lợi, ngăn chặn mặt hại, chứ không phải cứ còn thấy lo là cấm luôn.
Tôi cũng được biết một số trường ở TP Hồ Chí Minh, trong năm học 2019 - 2020 đã cho học sinh làm bài kiểm tra giữ kỳ trên máy tính bảng, điện thoại thông minh. Học sinh thi xong biết kết quả ngay. Giáo viên không phải chấm bài và in đề thi phát cho học sinh.
Thầy Đinh Thiên Hương gặp lại lớp học trò cũ sau 20 năm
Thầy giáo Đinh Thiên Hương, tốt nghiệp khoa Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội năm 1977, cựu cán bộ giảng dạy Trường CĐSP Đà Lạt, nguyên Chủ nhiệm khoa Văn Trường CĐSP Đồng Tháp, cựu giáo viên Trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng đã chia sẻ:
Xin mời các bạn xem video sau của VTV6 phản ánh không khí học tập với trợ giúp của điện thoại cùng ý kiến của các thầy cô giáo và học sinh:
Ý kiến bạn đọc: