Ca khúc nào được vang lên trên thế giới lúc giao thừa nhiều hơn cả bài "Happy New Year"?

  • 04/01/2019 | 16:44 GMT+7
  • 2.522 lượt xem

“Happy New Year” chỉ đặc biệt nổi tiếng ở Việt Nam, Thụy Điển và một số quốc gia khác. Ca khúc chào mừng năm mới phổ biến nhất trên thế giới thuộc về "Auld Lang Syne” xuất hiện vào năm 1788.

Robert Burns (1759 - 1796)Robert Burns (1759 - 1796)

"Auld Lang Syne” là một bài thơ bằng tiếng Scotland do ROBERT BURNS (1759-1796) ghi nhạc cho bài hát theo một giai điệu dân ca cổ năm 1788.

"Auld Lang Syne” được dịch ra tiếng Anh là "Old Long Since"(Những ngày xa xưa). Bài hát này được biết đến ở nhiều nước khác nhau, đặc biệt là các nước nói tiếng Anh, và theo truyền thống thường được hát như một lời chia tay năm cũ trong thời khắc giáo thừa. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng khá rộng rãi trong các đám tang, lễ tốt nghiệp, và dùng như một cách nói lời chia tay hoặc kết thúc cái gì đó trong các trường hợp khác. Các phong trào Thiếu sinh Hướng đạo quốc tế, ở nhiều nước, sử dụng nó gần như hoạt động trại họp bạn (jamboree) và các hoạt động khác.
Năm 1793, Robert Burns đã gửi một bản sao của bài hát gốc cho James Johnson, khi Johnson đang biên soạn cuốn sách tập hợp các bài hát cổ của Scotland - Bảo tàng âm nhạc Scotland.
Burns đã gửi bài hát của mình kèm dòng mô tả: "Ca khúc này là một ca khúc cũ, của thời xa xưa, chưa bao giờ được in, thậm chí chưa từng có bất kỳ bản thảo nào cho đến khi tôi lấy nó từ một ông cụ".

Một số lời bài hát thực sự được "sưu tầm" chứ không phải do ai sáng tác vì bản ballad "Old Long Syne" được in vào năm 1711 bởi James Johnson thì câu đầu tiên và điệp khúc có sự tương đồng với bản của Burns sau này có lẽ xuất phát từ "một bài hát cũ".

"Auld Lang Syne" từng được sử dụng trong rất nhiều chương trình truyền hình và phim ảnh, một trong số đó là những ảnh quay kinh điển nhất trong rạp chiếu phim.Trong tác phẩm về đề tài thảm họa "The Poseidon Adventure" (1972, tựa Việt: Chuyến tàu định mệnh), giai điệu ca khúc vang lên thể hiện sự diệt vong, khi sóng biển nhấn chìm con tàu xa xỉ SS Poseidon.
"Auld Lang Syne" cũng được phát lên trong cảnh cuối của bộ phim hài lãng mạn "When Harry Met Sally" rất được yêu thích năm 1989, khép lại câu chuyện tình yêu đẹp đẽ của cặp đôi chính.
Nhiều năm trôi qua, những câu chữ trong "Auld Lang Syne" vẫn nguyên vẹn ý nghĩa, được nhiều quốc gia trên thế giới yêu thích vào dịp năm mới, giống như "Happy New Year" tại Việt Nam.

Ngoài ra được biết có nhiều phiên bản về ca từ của bài hát này và khi kết thúc bài hát người ta thường đếm ngược 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 để cuối cùng sẽ hô vang: "Happy New Year!".

 

Một bản kí âm của bài hát "Auld Lang Syne"Một bản kí âm của bài hát "Auld Lang Syne"
Mời các bạn xem một video với bài hát này được chia sẻ nhiều trên mạng:

Bài hát được sử dụng trong những nghi lễ khác:

BigSchool: Trên giai điệu hát bài này, từ trước năm 1945 tác giả THẾ LỮ đã Việt hóa thành "BÀI CA TẠM BIỆT" thường dùng để hát vào những lúc kết thúc buổi sinh hoạt tập thể như trại hè hoặc hướng đạo:
Một bản ghi trên mạng có lời Việt Một bản ghi trên mạng có lời Việt
Các bạn có thể nghe hát lời Việt trên qua video:

Ý kiến bạn đọc:

Bạn hãy Đăng nhập để gửi ý kiến của mình.