Cô giáo mầm non được ví như người mẹ ngay khi cô chưa từng làm mẹ. Nhiều tình huống sư phạm sẽ nảy sinh mà khác với các cấp học khác. Xin chia sẻ với các cô giáo 10 tình huống đầu tiên.
Cô lại gần 2 bé và dỗ dành các con đang chơi trò gì vậy? Cô có thể chơi chung với các con không và hướng dẫn các bé một trò chơi đơn giản như đố về màu sắc của xe và các bộ phận của xe nhưng 2 bé sẽ oản tù tì trước để ai thắng sẽ được cầm ô tô chỉ và hỏi bạn và nếu bạn đoán đúng sẽ đổi chỗ cho nhau và cô sẽ là trọng tài. Khi các con đã có thể vui vẻ trở lại thì hai bé sẽ tự chơi thôi.
Cô sẽ đến bên bé Hoa, xoa đầu bé và kể cho bé nghe 1 câu truyện về sự biết chia sẻ đồ chơi của bác Gấu cho các bạn Thỏ Trắng, Thỏ Nâu, Cáo….thế nên trò trơi đã thực sự vui hơn và ai cũng yêu quý bác Gấu. Trong tình huống này gđ của bé Hoa là mấu chốt của vấn đề vì vậy gv nên gặp trực tiếp bố mẹ của bé Hoa và nói chuyện với họ để họ hiểu đc dạy con như vậy là họ đã hại con mình sống ích kỉ. Và để họ hiểu đc lỗi của mình trong tình huống này.
Hiệu trưởng nhận được thông tin giáo viên đánh học sinh:
Xem thông tin đó từ ai? Nếu từ phụ huynh phản ánh thì xem xét mức độ chấn thương, kể cả chấn thương tâm lý của em bé để đưa ra cách xử lý.
Nếu không trầm trọng, hãy bằng mọi cách làm mọi việc nhẹ đi.
Nói chuyện với giáo viên, phân công giáo viên khác kèm cặp cô giáo đó sự kiềm chế và năng lực sư phạm.
Hãy nói với cô kia: “Em trông học trò một mình không ngại vất vả, nhưng có những lúc em phải làm các việc khác như dọn vệ sinh, lấy đồ ăn mà không quán xuyến được tất cả thì em lo nếu có xảy ra chuyện gì đó cho các bé. Bởi vậy, nếu chị cần làm việc a b c… chị cố gắng đi giờ nghỉ trưa, em sẵn lòng trông lớp để chị đi.
Nói như vậy vừa cứng lại vừa mềm, vẫn tạo điều kiện giúp chị bạn khó khăn vất vả, mà vẫn trói buộc chị ta với trách nhiệm công việc. Giáng tiếp nói cho chị ấy biết nếu có việc gì xảy ra thì bắt buộc phải báo cáo chị đã vằng mặt với BGH
Nếu trẻ ăn mất trong lúc chưa dạy học về quả:
Dùng tranh hoặc các học liệu khác như video, hình trên internet để dạy.
Hãy nói việc nếm trái cây sẽ làm vào hôm khác (Nếu cô giáo sẵn lòng bỏ tiền mua lại)
Hoặc trẻ nếm nó ở nhà, giờ học sau sẽ hỏi lại.
Bé Tuấn Anh ko thích vẽ cái cô bắt vẽ cũng có lý của bé. Đừng ép buộc bé. Tiêu chí về môn tạo hình bé đã đạt, Tuy nhiên bạn có thể trò chuyện với trẻ rằng con vẽ con gà cũng đẹp đấy và buổi sau con sẽ vẽ hình giống các bạn cho cô xem nhé.
Phụ huynh muốn cho con đi học thêm để chuẩn bị vào lớp 1
Bạn hãy nói với phụ huynh .bạn sẽ làm tròn trách nhiệm về chương trình giáo dục mầm non. Trong lứa tuổi mầm non trẻ không nên học quá nhiều, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên, và để chúng chơi, vận động đúng với lứa tuổi của chúng
Nếu tát ko có đau lắm. Hãy bảo bé trai lần sau muốn hôn bạn phải xin phép. Bạn đồng ý mới được hôn.
Nếu bé gái hơi quá tay thì cần nói chuyện với bé gái: Con làm vậy là đúng rồi, nhưng bạn ấy yêu quý con mới làm vậy, đừng mạnh tay bạn sẽ đau và không yêu con nữa đâu, có thể còn ghét con nữa đấy. Hãy để các bé làm lành với nhau và biết cách bộc lộ tình cảm “vừa phải”.
Hãy xem lại cách bạn trình bày, nếu bạn quá tự tin thì đó là bài học kinh nghiệm cho bạn.
Mới ra trường, bạn còn chưa có kinh nghiệm, chưa giỏi giang, hãy khiêm tốn học tập. Những vấn đề bạn đưa ra có thể bạn rất tâm đắc, nhưng các gv đi trước có thể đã biết mà không tìm ra cách giải quyết vấn đề. Hãy tìm hiểu tất cả trước khi bộp chộp đưa ra lời nhận xét hay phát biểu gì đó về chuyên môn.
Trong trường hợp này các cô nên tìm hiểu bằng cách quan sát kỹ hơn cháu Nam hàng ngày để tìm ra nguyên nhân những biểu hiện đó. Thường có 2 nguyên nhân: Nguyên nhân do sự cư xử của bé với các bạn có vấn đề. Hai là bé có vấn đề về tâm lý
Về cư xử có thể bé thường hay tranh giành đồ chơi, đồ ăn với các bạn. Không nhường nhịn chia sẻ với các bạn. Hay là nói tục, đánh bạn. Giáo viên có thể hướng trẻ hòa đồng bằng cách khuyên nhủ, tổ chức trò chơi tập thể , trẻ sẽ dần có cảm tình hơn với các bạn và tự nhiên sẽ chia sẻ với các bạn
Nếu vấn đề là từ tâm lý cần nói chuyện với phụ huynh để phát hiện kịp thời. Có thể ở nhà trẻ không có không gian vận động, thường xuyên xem tivi, đồ chơi công nghệ quá nhiều, hay bố mẹ trẻ thường mắng mỏ…
Nguồn: Trang điện tử tuyển sinh đào tạo (tuyensinhdaotao.vn)
Với 10 tình huống trong môi trường sư phạm mầm non trên đây có thể sẽ giúp ích trong công việc giáo viên mầm non của các bạn.
Nếu các bạn có những tình huống sư phạm cùng cách xử lý thú vị, xin gửi tới BigSchool theo địa chỉ: [email protected] . Cảm ơn các bạn.
Ca khúc do TS. Lê Thống Nhất viết tặng các cô giáo mầm non: https://bigschool.vn/tam-tinh-co-giao-mam-non
Hãy đọc thêm các bài viết về mầm non tại:
https://bigschool.vn/trao-doi-cung-nhau-mam-non
Ý kiến bạn đọc: